14 Tháng 07, 2022
Kế hoạch học CFA level 2 bao gồm những nội dung gì? Làm thế nào để xây dựng kế hoạch học CFA Level 2 hiệu quả? Cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây
Kỳ thi CFA Level 2 được tổ chức thường niên 2 lần mỗi năm. So với CFA Level 1, kiến thức CFA sẽ nâng cao hơn và độ khó trong kỳ thi cũng được tăng cao hơn. Do đó, để tích lũy đầy đủ kiến thức cho kỳ thi, người học sẽ phải có kế hoạch học CFA Level 2 thật chi tiết và đảm bảo hiệu quả. Tuy nhiên, rất nhiều người vẫn chưa nắm được trọng tâm kiến thức trong CFA để cân đối và phân bổ thời gian học tập hợp lý. Tại bài viết này, SAPP Academy sẽ giúp bạn điểm qua những thông tin cơ bản về môn học và kỳ thi Level 2 đồng thời đề xuất kế hoạch học hiệu quả để bạn tham khảo.
Bước sang kỳ thi CFA Level 2, tuy đề thi vẫn bao gồm 100% câu trắc nghiệm, tuy nhiên, hình thức của kỳ thi CFA cấp độ 2 sẽ khác với kỳ thi cấp độ 1. Bạn sẽ không còn nhận được một bài kiểm tra trắc nghiệm tiêu chuẩn với từng câu đơn lẻ nữa mà bài thi CFA Level sẽ bao gồm các câu hỏi được chia theo từng nhóm ứng với từng tình huống cụ thể. Một tình huống được mô tả sẽ có 4 - 6 câu hỏi trắc nghiệm liên quan.
Hình thức thi như vậy tuy tăng độ khó so với CFA Level 1 nhưng bạn sẽ có nhiều thời gian hơn cho mỗi câu hỏi. Với mỗi tình huống, bạn sẽ có khoảng 12 - 18 phút, trung bình 1 câu sẽ chiếm 3 phút. Trong khi ở CFA Level 1, trung bình bạn chỉ có 1.5 phút cho mỗi câu.
Về nội dung thi, bạn vẫn sẽ được kiểm tra kiến thức 10 môn học, tuy nhiên, bạn cần nghiên cứu chuyên sâu hơn bởi kiến thức được nâng cao và câu hỏi trong CFA Level 2 sẽ rất chi tiết, không chỉ dừng lại ở những khái niệm thông thường mà đòi hỏi bạn phải có kỹ năng phân tích, nắm vững được bản chất của những khái niệm đó.
Bên cạnh đó, tỷ trọng của từng môn thi cũng có sự thay đổi, bạn nên cân đối thời gian để đảm bảo được khối lượng kiến thức của mỗi môn trong kỳ thi. Cụ thể, trọng số môn học CFA Level 2 như thế nào? Hãy cùng SAPP tìm hiểu ngay dưới đây!
=> Xem Thêm: #Luyện Thi CFA Với Khóa Học CFA Online Tại SAPP Academy
Một điểm khác biệt nổi bật nhất của level 2 so với level 1 chính là tập trung vào ít chủ đề hơn ở mỗi môn học, tuy nhiên, mỗi chủ đề có trong kỳ thi lại cần sự chi tiết hơn rất nhiều, đặc biệt là Financial Statement Analysis. Bạn không cần phải chuẩn bị quá nhiều môn học như khi học thi CFA Level 1, tuy nhiên, mỗi lĩnh vực sẽ phải học và hiểu rất sâu. Trong đề, có thể sẽ có vài câu hỏi cần tính toán phức tạp.
Các chủ đề quan trọng cần dành nhiều thời gian học hơn trong chương CFA Level 2 là: Ethical and Professional Standards, Financial Statement Analysis, Equity Investment, Fixed Income, Portfolio Management and Wealth Planning. Tổng số câu hỏi liên quan đến 5 chủ đề này có thể lên đến 60%.
Chi tiết về tỷ trọng từng môn trong CFA level 2 như sau:
Môn |
Tỷ trọng |
Ethical & Professional Standards |
10 - 15% |
Quantitative Methods |
5 - 10% |
Economics |
5 - 10% |
Financial Statement Analysis |
10 - 15% |
Corporate Issuers |
5 - 10% |
Portfolio Management & Wealth Planning |
10 - 15% |
Equity Investments |
10 - 15% |
Fixed Income |
5 - 10% |
Derivatives |
5 - 10% |
Alternative Investments |
5 - 10% |
Tập trung các môn Ethics, Financial Statement Analysis, Corporate Finance
Ethics:
Môn này trong chương trình CFA Level 2 không có quá nhiều thay đổi so với CFA Level 1. Điểm khác biệt chỉ là cách hỏi trong đề thi. Bạn sẽ cần luyện nhiều bài tập dạng tình huống dài cả trang và chắt lọc thông tin để chọn trắc nghiệm. Cách học tập hiệu quả nhất của môn học này vẫn là làm bài tập, rút kinh nghiệm, khắc phục những lỗi thường gặp phải.
Financial Statement Analysis:
Ở Level 2, một số kiến thức ở Level 1 sẽ được nhắc lại như: Phương pháp tính hàng tồn kho, tài sản dài hạn, thuê tài chính - thuê hoạt động. Nếu bạn đã nắm chắc kiến thức này ở Level 1 thì sang Level 2, bạn sẽ dễ dàng tiếp nhận hơn.
Bên cạnh một số kiến thức được nhắc lại, lượng kiến thức mới thuộc bộ môn này cũng khá nhiều. Ba chủ đề xương sống của Financial Statement Analysis là đầu tư liên doanh, quỹ hưu trí, hoạt động đa quốc gia. Bạn sẽ cần dành nhiều thời gian nhất tập trung vào 3 nội dung trên để nắm vững được kiến thức.
Một số nội dung khác tuy không khó nhưng đòi hỏi khả năng ghi nhớ cao như: đánh giá chất lượng báo cáo tài chính, kỹ thuật phân tích báo cáo tài chính,...
Corporate Finance (CF):
Về cơ bản, các nội dung của môn Corporate Finance trong CFA Level 2 không có sự khác biệt quá nhiều so với CFA Level 1. Nội dung của các phần sẽ chi tiết hơn Level 1. Trong Level 2, CF được xem là một môn khá dễ kiếm điểm nếu bạn không chủ quan. Một reading bạn cần chú ý hơn trong CF là merger and acquisition (sáp nhập).
Một số reading giống CFA Level 1 như: quản trị vốn, cấu trúc vốn, cổ tức, mua lại cổ phần, quản trị doanh nghiệp,...
Equity Investment, Quantitative Methods và Economics
Nửa tháng đầu: tập trung học Equity Investment
Theo đánh giá của rất nhiều người từng học thi CFA Level 2, Equity Investments là môn nhẹ nhàng nhất trong chương trình học. Tỷ trọng môn này trong Level 2 khá cao, vậy nên, bạn tuyệt đối không được học qua loa và chểnh mảng môn này nếu như muốn có được số điểm cao.
Kiến thức trọng tâm của Equity Investment ở Level 2 là các phương pháp định giá cổ phiếu: FCF, P/E, P/B,.... Một vài chủ đề khác cũng được đề cập đến như phân tích ngành, mô hình 5 yếu tố cạnh tranh của Porter. Nếu bạn không phạm những lỗi ngớ ngẩn thì hoàn toàn có thể đạt được 90% tổng số điểm liên quan đến môn này.
Nửa tháng sau: tập trung học Quantitative Methods và Economics
Quantitative Methods:
Đây là môn có nội dung khó hơn hẳn so với Level 1. Quantitative Methods được đánh giá là một môn khó kiếm điểm. Tuy nhiên, nó chiếm tỷ trọng khá cao trong CFA Level 2, vậy nên, bạn cần nỗ lực nhiều hơn để đạt được một số điểm nhất định của môn này, tránh gây ảnh hưởng đến điểm tổng.
Những khái niệm quan trọng bạn cần để ý trong Quantitative Methods là: tương quan, mô hình hồi quy, kiểm định giả thuyết, khoảng tin cậy, biến giả, những vi phạm về giả định của mô hình hồi quy,...
Đặc biệt, những kiến thức liên quan đến chuỗi thời gian như đảo chiều, bước đi ngẫu nhiên, nghiệm đơn vị là phần mà bạn bắt buộc phải nắm được nếu muốn lấy điểm môn này.
Economics:
Kiến thức quan trọng nhất của Economics thường nằm trong Reading 1 và 2. Reading cuối đề cập đến các chính xác và xác suất gặp trong đề thi CFA Level 2 là rất thấp.
Những nội dung trọng tâm bạn cần nắm được là: tỷ giá, ngang giá lãi suất, so sánh giữa các học thuyết kinh tế.
Fixed Income, Derivatives, Portfolio Management và Alternative Investments
Nửa tháng đầu: tập trung vào môn Fixed Income và Derivatives
Fixed Income (FI):
FI là một môn học khó trong chương trình CFA. Lên Level 2, tỷ trọng môn này sẽ tăng lên so với Level 1, bạn sẽ cần nắm được các kiến thức trọng tâm như: các rủi ro tín dụng, lý thuyết về cơ cấu kỳ hạn, tính chất các loại đường cong lợi nhuận.
Đặc biệt, bạn phải luyện tập thật nhiều các dạng bài tập tính toán về định giá trái phiếu kèm quyền chọn. Để giải quyết được các dạng bài tập này, bạn cần vẽ mô hình cây nhị thức cùng với sử dụng thành thạo máy tính cầm tay để tính toán.
Derivatives:
Nội dung của môn Derivatives chủ yếu đi vào cách định giá 4 loại chứng khoán phái sinh cơ bản: Swaps, Forward, Options, Futures. Fixed Income và môn này được đánh giá là hai môn có nội dung khó nhất trong chương trình CFA Level 2 vì có nhiều thuật ngữ mới và công thức phức tạp. Do đó, bạn cần phải luyện tập nhiều để làm được các dạng bài.
Nửa tháng sau: tập trung vào Portfolio Management và Alternative Investments
Portfolio Management (PM):
Khá nhiều kiến thức trong môn Quantitative Methods được áp dụng ở môn này, điển hình là hồi quy đa biến. Một vài kiến thức trong Level 1 cũng được nhắc lại như: CML, SML, CAPM, beta,...
Một số công thức bạn cần chú ý phải ghi nhớ như: active risk, Sharpe ratio, Information ratio,... Các câu hỏi về những công thức này không phức tạp, rất dễ lấy điểm nên bạn đừng chủ quan bỏ qua.
Alternative Investments (AI):
Nội dung chính của môn học này xoay quanh phân tích hiệu quả hoạt động của những quỹ đầu tư tư nhân và định giá bất động sản. Rất nhiều ứng viên CFA chủ quan bỏ qua hoặc học hời hợt môn này. Tuy nhiên, trọng số của môn này cũng giống hầu hết các môn khác, nội dung không khô khan hay mang tính kỹ thuật, nếu nắm chắc kiến thức sẽ dễ kiếm điểm trong bài thi.
Luyện đề thi thử và các câu hỏi thực hành
Giai đoạn này thường là giai đoạn căng thẳng nhất trong suốt quá trình học và ôn thi. Vì bạn cần phải dốc hết toàn bộ sự tập trung cũng như phải thật chăm chỉ trong khoảng thời gian này. Hãy xác định những điểm còn thiếu sót để bổ sung đồng thời phân bổ thời gian thật hợp lý để đảm bảo luyện tập được những dạng bài tập quan trọng của từng môn. Ít nhất trong tháng thứ tư, bạn nên làm được 3 đề thi thử và luyện tập nhiều câu hỏi thực hành khác. Nếu có thể, hãy học nhóm trong giai đoạn này, vì sự trao đổi nhóm sẽ giúp bạn giác ngộ ra nhiều kiến thức mới..
Review lại kiến thức lần cuối cùng trước khi thi
Đây là tháng cuối cùng trước khi thi, bạn nên dành khoảng thời gian này để xem lại toàn bộ kiến thức đã học trong suốt 4 tháng trước, đồng thời rút ra bài học cho những điểm thiếu sót khi làm đề thi thử ở tháng thứ 4. Hai môn quan trọng nhất trong chương trình CFA Level 2 bạn cần xem lại là Ethics và Financial Statement Analysis.
Vài ngày sát kỳ thi, bạn không nên học quá nhiều để tránh tạo áp lực và mệt mỏi cho bản thân. Bạn nên nghỉ ngơi 2 ngày trước ngày thi, kiểm tra lại đồ dùng mang vào phòng thi để đảm bảo bản thân ở trạng thái tốt nhất khi bước vào kỳ thi.
Hy vọng từ những thông tin SAPP Academy đề cập trên đây, các bạn sẽ xây dựng được kế hoạch học CFA level 2 phù hợp.
Nếu như bạn cần một địa chỉ đào tạo uy tín để giúp bạn xây dựng được lộ trình học tập hiệu quả phù hợp với khả năng, bạn có thể tham khảo khóa học CFA Online tại SAPP. Với 3 tiêu chí “Trọn gói - Tiết kiệm - Cá nhân hóa”, CFA Online sẽ đem đến cho bạn giải pháp học tập dựa theo năng lực, đảm bảo đầu ra nhưng lại tiết kiệm chi phí và linh hoạt thời gian.
Liên hệ với SAPP qua Fanpage hoặc Website nếu cần bất cứ hỗ trợ nào nhé!
Fanpage: https://www.facebook.com/sapp.edu.vn