27 Tháng 04, 2022
Chứng chỉ FRM và CFA là 2 chứng chỉ không còn xa lạ đối với dân Tài Chính. Cùng cung cấp kiến thức về lĩnh vực Đầu Tư - Tài Chính nhưng chuyên môn hóa khác nhau.
Chứng chỉ FRM và CFA là hai chứng chỉ quen thuộc đối với đa số nhân sự trong lĩnh vực Phân Tích - Đầu Tư - Tài Chính. Cả hai chứng chỉ đều cung cấp cho người học những kiến thức về Tài Chính và kỹ năng phân tích đầu tư. Tuy vậy, FRM và CFA vẫn có những điểm khác nhau nhất định. Nếu bạn chưa phân biệt được hai chứng chỉ, hãy theo dõi bài viết này, ngay dưới đây, SAPP Academy sẽ giúp các bạn phân tích 2 chứng chỉ FRM và CFA để các bạn có cơ sở lựa chọn chứng chỉ phù hợp với mình.
CFA là gì? Chứng chỉ CFA - viết tắt của Chartered Financial Analyst là một văn bằng có giá trị toàn cầu, vĩnh viễn được cấp bởi viện CFA Hoa Kỳ. Đối với nhân sự trong lĩnh vực Phân Tích - Đầu Tư - Tài Chính, chứng chỉ CFA được xem là “bảo chứng vàng” để chứng thực năng lực chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp của một người.
Chính thức thành lập năm 1962, trải qua 60 năm hoạt động, chứng chỉ CFA ngày càng nhận được sự công nhận rộng rãi trên toàn cầu. Tính đến thời điểm hiện tại, chứng chỉ CFA được công nhận tại 165+ quốc gia, vùng lãnh thổ, mạng lưới CFA Charterholder đã mở rộng đến 178000+ người. CFA đã đóng góp rất nhiều vào tiêu chuẩn toàn cầu về chuẩn mực đạo đức cũng như kiến thức chuyên môn. Hãy tìm hiểu thêm thông tin về CFA level 1 là gì.
=> Xem Thêm: #Các Gói Khóa Học CFA Online Tại SAPP Academy
Chứng chỉ FRM - viết tắt của Financial Risk Manager, còn được biết đến là chứng chỉ về quản trị rủi ro tài chính. FRM cũng là một chứng chỉ có giá trị toàn cầu, tập trung đào tạo về kiến thức cũng như kỹ năng quản trị rủi ro trước sự biến đổi từng ngày của thị trường tài chính. Người học sẽ được học tập theo tiêu chuẩn quốc tế và đào tạo để trở thành chuyên gia hàng đầu của lĩnh vực này.
Hiện tại, FRM được công nhận tại 195 quốc gia với mạng lưới 150.000 hội viên trên toàn thế giới.
Thứ nhất, điểm tương đồng lớn nhất của hai chứng chỉ này chính là cung cấp kiến thức về lĩnh vực Tài Chính và có được sự công nhận toàn cầu.
Thư hai, cùng là văn bằng quốc tế nên để sở hữu văn bằng trong tay, các bạn cũng sẽ phải trải qua quá trình học tập dài và vượt qua các kỳ thi. Nếu như bạn không vượt qua bài thi đầu tiên, bạn sẽ không thể bước tiếp sang các cấp độ tiếp theo.
Thứ ba, cả hai chứng chỉ đều không dễ dàng đạt được, người học sẽ cần phải có sự đầu tư xứng đáng về cả thời gian, tiền bạc và công sức học tập.
Tiêu chí so sánh |
Chứng chỉ CFA |
Chứng chỉ FRM |
Đơn vị cấp văn bằng |
CFA là văn bằng được cấp bởi viện CFA Hoa Kỳ (CFA Institute). |
FRM là chứng chỉ được cấp bởi GARP - Hiệp hội chuyên gia quản trị rủi ro quốc tế. |
Điều kiện đầu vào |
Để tham gia thi CFA, thí sinh cần đạt 1 trong những điều kiện sau:
|
Để tham gia kỳ thi FRM, người học sẽ phải đáp ứng 1 trong những điều kiện sau:
|
Chương trình học |
Chương trình học của chứng chỉ CFA sẽ được chia thành 3 Level với 10 môn học xuyên suốt mỗi level, cụ thể là những môn học:
|
Chương trình học FRM được chia làm 2 phần, tập trung đào tạo các kiến thức và kỹ năng thực tiễn về quản trị rủi ro; Phần I gồm 4 môn:
Phần II gồm 6 môn:
|
Điều kiện được cấp bằng |
Để sở hữu văn bằng CFA, các bạn sẽ cần đáp ứng các điều kiện sau:
|
Để sở hữu chứng chỉ FRM, người học sẽ phải đáp ứng những điều sau:
|
Thông tin kỳ thi |
CFA sẽ thi trên máy tính, mỗi level sẽ thi trong 4.5 giờ và được chia làm 2 phần. Hình thức thi:
Thời gian tổ chức thi mỗi năm:
Phí dự thi CFA sẽ giao động từ 900$ - 1200$ tùy thời điểm đóng sớm hay muộn. Xem chi tiết về phí dự thi CFA |
Bài thi trên máy tính Hình thức thi:
Thời gian tổ chức FRM:
Phí dự thi: 1000$ - 1200$ tùy thời điểm đăng ký khi đăng ký Part 1(phí ghi danh + phí thi), 600$ - 800$ tùy thời điểm đăng ký khi đăng ký part 2 |
Thời gian hoàn thành |
Theo CFA Institute, trung bình mỗi Level, học viên CFA sẽ cần bỏ ra ít nhất 300 giờ để hoàn thành mỗi cấp độ. |
Đối với FRM, mỗi phần chứng chỉ, người học cần đầu tư tối thiểu 200 - 240 giờ. |
Cơ hội nghề nghiệp |
Người sở hữu văn bằng CFA có thể làm việc trong rất nhiều công ty như công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ, ngân hàng,... Rất nhiều vị trí công việc mà một CFA Charterholder có thể đảm nhiệm như: Quản lý danh mục đầu tư, Quản lý quỹ, Quản lý tài sản, Giảng viên tài chính, Cố vấn tài chính, Tư vấn viên,.... |
Người có chứng chỉ FRM có thể làm việc tại các ngân hàng với vị trí: quản trị tài sản pháp lý, quỹ,... hoặc vị trí liên quan đến quản trị rủi ro. |
Mức lương trung binh |
Trung bình một người sở hữu văn bằng CFA ở Việt Nam sẽ đạt được mức lương 513.040.271 VNĐ. Theo Salary Expert |
Trung bình một người sở hữu văn bằng FRM và có kinh nghiệm làm việc nhiều năm có thể sở hữu mức lương lên tớ 565.806.284 Theo Salary Expert |
Tựu trung lại, việc nên học chứng chỉ CFA hay chứng chỉ FRM còn phụ thuộc vào mục tiêu cũng như định hướng nghề nghiệp của từng người. Nếu bạn muốn tiến sâu hơn vào lĩnh vực quản trị rủi ro thì FRM sẽ là sự lựa chọn phù hợp. Còn nếu bạn có mục tiêu phát triển về mảng Đầu Tư và phân tích Tài Chính Doanh nghiệp thì CFA sẽ là sự lựa chọn đúng đắn.
Trên đây, SAPP Academy đã giúp các bạn so sánh điểm khác biệt giữa chứng chỉ FRM và chứng chỉ CFA. Hy vọng từ những thông tin được đề cập trong bài viết, các bạn đã hiểu hơn về từng chứng chỉ và có sự lựa chọn phù hợp nhất với mình.
Nếu bạn xác định theo đuổi văn bằng CFA và loay hoay chưa biết bắt đầu từ đâu, chưa xác định được lộ trình học tập phù hợp và cần một khóa học CFA để giúp định hướng rõ ràng hơn, hãy tham khảo thêm khóa học CFA online của SAPP Academy, giải pháp dành cho tất cả những người muốn học tập tại nhà để tiết kiệm thời gian, chi phí nhưng vẫn được hướng dẫn để học tập đúng đắn, hiệu quả.
Liên hệ với SAPP qua Fanpage hoặc Website nếu cần bất cứ hỗ trợ nào nhé!
Fanpage: https://www.facebook.com/sapp.edu.vn