08 Tháng 02, 2023
Nỗi sợ bị bỏ lỡ chính là nguyên nhân khiến nhiều người rơi vào các cạm bẫy trong đầu tư. Vậy FOMO là gì và cách để vượt qua FOMO như thế nào hiệu quả?
FOMO là gì? Hiệu ứng FOMO sẽ tạo ra những hậu quả nào trong chứng khoán? Và làm cách nào để nhà đầu tư vượt qua được hiệu ứng này. Ở bài dưới đây, ZaloPay sẽ giúp cho bạn giải đáp những thông tin về FOMO và cách để tránh khỏi bẫy FOMO hiệu quả khi đầu tư.
FOMO là cụm viết tắt của Fear Of Missing Out, là tên của một hội chứng tâm lý thường xuất hiện mỗi khi mà nhà đầu tư lo rằng: Sẽ bỏ lỡ cơ hội kiếm lời từ thị trường. FOMO có thể gây ảnh hưởng đến bất kỳ ai, kể cả khi bạn là những nhà giao dịch kỳ cựu hay chỉ là một tay mơ mới chỉ tham gia thị trường đầu tư hoặc giao dịch tài chính.
Từ góc độ kinh tế học, FOMO gây ra tác động tiêu cực tới tâm lý của nhà đầu tư như: nản chí, chán ghét khi mà thua lỗ. Đặc biệt, FOMO là kẻ thù lớn nhất gây ra các quyết định sai lầm trong đầu tư hoặc là giao dịch tài chính..
Khi gặp phải tâm lý FOMO, rất có thể nhà đầu tư sẽ lâm vào trạng thái bị cảm xúc tham lam hoặc là đố kỵ (khi mà so sánh với thành công của các nhà đầu tư khác) chi phối, từ đó phần lớn những nhà đầu tư không còn đủ tỉnh táo và lý trí để theo dõi và đánh giá chính xác được biến động của thị trường..
Hội chứng FOMO thường sẽ gia tăng khi thị trường bước vào những giai đoạn “nhạy cảm” như là thị trường đổi chiều, thị trường tăng trưởng (uptrend), thị trường suy thoái (downtrend),...Vì thế, hầu hết các quyết định giao dịch hoặc đầu tư tài chính bị ảnh hưởng bởi FOMO thường sẽ thất bại và thua lỗ. Tuy vậy, nhà đầu tư có thể tránh khỏi sự ảnh hưởng của FOMO bằng tính kỷ luật và cam kết tuân thủ theo phương pháp giao dịch, đầu tư đã được đề ra từ ban đầu.
Isaac Newton cũng không tránh khỏi FOMO, đến nỗi mà ông đã phải thốt lên rằng: “Tôi có thể tính toán được sự chuyển động của các hành tinh, nhưng không thể nào tính toán được sự điên rồ của con người.”
Truyện kể rằng vào khoảng năm 1720, Newton sở hữu cổ phần của công ty South Sea Company, một trong những cái tên nổi tiếng nhất tại Anh khi đó được cấp phép độc quyền buôn bán tại khu vực Nam Mỹ.
Một thời gian sau khi đầu tư, cổ phiếu South Sea đã tăng lên rất mạnh, Newton lập tức thực hiện hóa lợi nhuận và thu về một khoản lợi nhuận gấp đôi, tương đương 7.000 bảng Anh.
Tuy nhiên, chỉ vài tháng sau khi Newton chốt lời, cổ phiếu South Sea vẫn tiếp tục tăng khiến nhà bác học không thể nào kiềm chế thêm được nữa và mau chóng cuốn vào đám đông, mua lại cổ phiếu này với một mức giá cao hơn nhiều thời điểm chốt lãi.
Không may mắn cho Newton bởi ngay sau khi mà ông tái gia nhập thị trường thì cổ phiếu South Sea Bubble lập tức lao dốc giảm mạnh.
Kết quả là ông mất cả vốn lẫn lãi với số tiền khoảng 20.000 bảng Anh, một con số rất lớn vào thời điểm đó. Và kể từ ngày hôm đó ông cấm bất kỳ ai nói từ “South Sea Bubble” ở trước mặt mình.
Không có nhiều kiến thức về thị trường chứng khoán và làm theo số đông
Tâm lý sợ bỏ lỡ
Quá kỳ vọng vào thị trường
Quá tự tin hoặc quá tự ti và dễ bị mất kiên nhẫn về bản thân
Mong muốn đạt được chiến thắng lớn
Nhiều lần gặp thất bại khiến cho nhà đầu tư ngày càng khao khát có chiến thắng
Tích lũy thêm kiến thức về thị trường chứng khoán: Nhà đầu tư cần phải tìm hiểu những kiến thức về thị trường, việc nắm vững kiến thức sẽ giúp nhà đầu tư làm chủ những quyết định mua hoặc bán.
Hiểu rõ về doanh nghiệp: Đây là chiến lược của những nhà đầu tư thành công trên thế giới như Warren Buffett hay Peter Lynch,… Với các doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh ở mức tăng trưởng ổn định, ban lãnh đạo có tầm nhìn và định hướng phát triển bền vững, cơ cấu tài chính hợp lý, tất yếu giá cổ phiếu của doanh nghiệp đó sẽ tăng trưởng đều mỗi năm. Nếu như nhà đầu tư mua cổ phiếu với giá cao, xét mặt dài hạn nhà đầu tư vẫn có lãi.
Lên chiến lược đầu tư rõ ràng: Phần lớn nhà đầu tư bị ảnh hướng bởi hiệu ứng FOMO đưa ra quyết định mua và bán hoàn toàn bị phụ thuộc vào diễn biến của thị trường. Họ ra quyết định mua nếu nhận thấy giá cổ phiếu tăng 1 ít. Mua mạnh hơn khi mà giá cổ phiếu tăng mạnh. Lo lắng khi giá cổ phiếu giảm xuống nhanh chóng. Và sau đó là hoảng loạn bán tháo khi giá cổ phiếu giảm sâu. Nhà đầu tư hãy xây dựng cho mình một chiến lược đầu tư và tuân thủ theo những nguyên tắc đề ra, chẳng hạn như:
Đầu tư giá trị: Chọn cổ phiếu có doanh thu, lợi nhuận, cổ tức ổn định, tăng trưởng tốt. Mua cổ phiếu khi mà giá của nó giảm, kiên nhẫn nắm giữ và đợi tăng giá.
Đầu tư tăng trưởng: chọn cổ phiếu có mức tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận đều hàng năm, hàng quý và dự báo sẽ tiếp tục tăng trong những năm tới. Mua cổ phiếu khi giá đang tăng và bán ra theo đà tăng trưởng, thường là mua ở bất cứ giá nào và bán với giá cao hơn.
Xác định đúng thời gian cắt lỗ: Hãy tự tin đặt lệnh cắt lỗ khi giá cổ phiếu đi theo xu hướng tiêu cực. Việc cắt lỗ sớm có thể giúp cho nhà đầu tư bảo toàn một phần vốn, sau đó tìm kiếm được những cơ hội mới tích cực hơn. Trên thực tế, thị trường chứng khoán vẫn còn tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ rủi ro cho nhà đầu tư, vì thế kể cả khi lựa chọn chiến lược đầu tư giá trị hay đầu tư tăng trưởng, nhà đầu tư vẫn cần phải có quy tắc cắt lỗ khi cần thiết để bảo toàn vốn.
Học cách kiềm chế cảm xúc: Warren Buffett từng phát biểu: “Cảm xúc là kẻ thù của lý trí”. Vì vậy, trước khi đưa ra một quyết định nào đó, hãy dành thêm thời gian để xem xét liệu rằng quyết định đó có bị chi phối bởi yếu tố cảm xúc hay không.
Đầu tư chứng khoán chưa bao giờ là một việc đơn giản. Thị trường chứng khoán không ngừng cạnh tranh và trở nên khốc liệt hơn bao giờ hết. Trên con đường dẫn tới thành công khi bạn đầu tư chứng khoán, hiệu ứng tâm lý Fear of missing out là một hòn đá to sẽ ít nhiều gây ra cản trở bạn. Hy vọng bài viết được chia sẻ phía trên đã cung cấp cho bạn những kiến thức cần biết về FOMO để bạn có thể đề phòng và vượt qua cạm bẫy này.