18 Tháng 05, 2022
CMA và CFA là hai chứng chỉ được sinh viên và người đi làm trong lĩnh vực Kế Toán Tài Chính theo đuổi rất nhiều và trở thành mục tiêu mà nhiều người mong muốn đạt được.
Chứng chỉ CMA là gì? Nếu bạn đang theo học hay làm việc trong lĩnh vực Kế Toán - Tài Chính, chắc hẳn không còn xa lạ gì với hai chứng chỉ danh giá CMA và CFA. Việc “bỏ túi” một chứng chỉ nghề nghiệp sẽ giúp con đường thăng tiến trong ngành của bạn thuận lợi hơn. Tuy nhiên, trước sự phát triển của rất nhiều chứng chỉ, việc lựa chọn 1 chứng chỉ phù hợp là băn khoăn của nhiều người.
Tại bài viết này, SAPP Academy sẽ giúp các bạn trả lời câu hỏi chứng chỉ CFA và CMA là gì, đồng thời, phân tích và so sánh để các bạn lựa chọn được chứng chỉ phù hợp!
CFA là viết tắt của Chartered Financial Analyst và được ưu ái gọi với cái tên “bảo chứng vàng” trong lĩnh vực Phân Tích - Đầu Tư - Tài Chính. Một nhân sự sở hữu văn bằng CFA sẽ được công nhận về năng lực chuyên môn cũng, kỹ năng làm việc cũng như đạo đức trong ngành.
Được xây dựng từ năm 1962 bởi Hiệp hội CFA Hoa Kỳ (CFA Institute), chứng chỉ CFA ngày càng khẳng định được giá trị khi được công nhận tại hơn 165 quốc gia với 178000+ thành viên.
Hiện nay, rất nhiều doanh nghiệp trên thế giới sử dụng CFA như một tiêu chuẩn để đánh giá năng lực trong công tác tuyển dụng và thăng chức nhân sự. Bài viết CFA là gì sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về chứng chỉ này.
=> Xem Thêm: #Lợi Ích Của Khóa Học CFA Online Tại SAPP Academy
CMA viết tắt từ cụm Certified Management Accountant, đây là một chứng chỉ quốc tế thuộc ngành Kế Toán quản trị được cấp văn bằng bởi Hiệp hội Kế Toán Quản Trị Hoa Kỳ IMA (Institute of Management Accountants). Được thành lập năm 1919, hiện nay, hiệp hội đã có hơn 85.000 hội viên và được công nhận giá trị tại 140+ quốc gia trên toàn thế giới.
Chương trình đào tạo chứng chỉ CMA chủ yếu sẽ tập trung vào các kiến thức liên quan đến kế toán tài chính. Người sở hữu văn bằng CMA sẽ được công nhận là chuyên gia trong lĩnh vực quản trị chiến lược và kế toán tài chính, có cơ hội phát triển nghề nghiệp rộng mở hơn so với nhân sự bình thường. Qua đó các bạn có thể hiểu được chứng chỉ CMA là gì để quyết định học chứng chỉ nào cho phù hợp.
Nội dung |
CFA |
CMA |
Số lượng thành viên |
Tính đến thời điểm hiện tại, cộng đồng CFA trên thế giới đã có đến 178000+ thành viên và được công nhận tại 165+ quốc gia |
Chương trình CMA hiện được công nhận tại 140 quốc gia với 125000 thành viên |
Chương trình học |
Chương trình học CFA được phân chia thành 3 cấp độ:
|
Chương trình học CMA được phân chia thành 2 phần:
|
Các môn học trong chương trình |
Chương trình đào tạo CFA sẽ bao gồm 10 môn chính, xuất hiện lặp lại ở cả 3 level. Tuy nhiên, ứng với mỗi cấp độ, độ khó cũng như chuyên sâu sẽ khác nhau:
|
Chương trình học CMA sẽ bao gồm các môn học chính như sau:
|
Thời gian hoàn thành chứng chỉ |
Theo CFA Institute, trung bình một người sẽ mất 300 giờ để hoàn thành một level của chứng chỉ CFA. Điều đó có nghĩa rằng, người học sẽ phải dành ra khoảng 3 năm để hoàn thành chương trình CFA. |
Trung bình, để hoàn thành chương trình học chứng chỉ CMA, người học cũng sẽ mất khoảng 3 năm. |
Cấu trúc đề thi |
Với chương trình CFA, thí sinh sẽ dự thi trên máy tính:
|
Đối với chương trình CMA, thí sinh cũng sẽ dự thi trên máy tính:
|
Tỷ lệ pass |
Theo như cập nhật của các kỳ thi gần nhất, tỷ lệ đỗ của cả 3 level được thống kê như sau:
|
Mỗi phần học của chương trình CMA sẽ có tỷ lệ đỗ khoảng 45 - 50% |
Chi phí thi |
Các kỳ thi diễn ra trong năm 2022 sẽ vẫn giữ mức lệ phí cũ:
Với các kỳ thi từ năm 2023 trở đi, phí dự thi sẽ có một số thay đổi:
|
Phí thi của chương trình CMA sẽ được chia theo đối tượng: Đối với sinh viên:
Đối với người đi làm:
|
Điều kiện hoàn thành |
=> Sau khi đáp ứng được những điều kiện trên, ứng viên sẽ trở thành CFA Charterholder. |
|
Kỹ năng có được |
Sau khi hoàn thành chương trình CFA, kỹ năng quan trọng nhất mà một học viên có được chính là phân tích tài chính và quản lý danh mục đầu tư để vận dụng vào các tình huống thực tế. |
Kết thúc chương trình CMA, người học sẽ có được các kỹ năng cần thiết về Tài chính doanh nghiệp và kế toán quản trị. |
Cơ hội nghề nghiệp |
Sở hữu văn bằng CFA, một nhân sự có thể đảm nhiệm các vị trí công việc như:
|
Những vị trí mà một người sở hữu chứng chỉ CMT có thể đảm nhiệm như:
|
Mức lương trung bình |
Theo thống kê của trang Salary Expert, trung bình, một người sở hữu chứng chỉ CFA sẽ có thể chạm tới mức lương 514.486.891 VNĐ. Tùy theo số năm kinh nghiệm làm việc, mức lương có thể cao hoặc thấp hơn. |
Theo Salary Expert, một người sở hữu chứng chỉ CMA sẽ có mức lương trung bình lên tới 567.944.094 VNĐ. Con số này cũng sẽ tăng hoặc giảm tùy theo kinh nghiệm làm việc tương ứng của từng người. |
Chắc hẳn sau những thông tin trên đây các bạn đã hiểu chứng chỉ CFA và CMA là gì. Có thể tóm gọn một số điểm khác biệt giữa hai chứng chỉ như sau:
Chứng chỉ CMA sẽ cung cấp các kiến thức, kỹ năng liên quan chủ yếu đến nghề Kế toán
Trong khi đó, chứng chỉ CFA sẽ đào tạo các kiến thức và kỹ năng cần thiết để nhân sự phát triển trong lĩnh vực Phân Tích - Đầu Tư - Tài Chính
Để trả lời cho câu hỏi: “Học chứng chỉ nào tốt hơn”, câu trả lời chính là các bạn nên lựa chọn văn bằng phù hợp với định hướng, mục tiêu nghề nghiệp mà mình đặt ra.
Nếu bạn muốn phát triển các kỹ năng liên quan đến kế toán quản trị, CMA là sự lựa chọn phù hợp. Tuy nhiên, nếu các bạn muốn tìm hiểu và thành thạo các kỹ năng Phân tích - Đầu tư - Tài Chính, CFA sẽ là lựa chọn tối ưu nhất.
Trên đây, SAPP Academy đã giúp các bạn lý giải CFA và CMA là gì đồng thời so sánh sự khác biệt giữa hai chứng chỉ để các bạn có cơ sở lựa chọn văn bằng phù hợp.
Nếu bạn lựa theo đuổi chứng chỉ CFA nhưng vẫn chưa xác định được lộ trình học tập phù hợp, hãy tham khảo thêm khóa học CFA Online tại SAPP. Khóa học sẽ là giải pháp phù hợp cho những người bị kẹt thời gian và chi phí, không đủ điều kiện để học trực tiếp tại trung tâm.
Liên hệ với SAPP qua Fanpage hoặc Website nếu cần bất cứ hỗ trợ nào nhé!
Fanpage: https://www.facebook.com/sapp.edu.vn