messenger

Chat Face

zalo

Chat Zalo

phone

Phone

Gọi ngay: 0889 66 22 76
zalo

Đăng ký

#CMA Là Gì? So Sánh Chứng Chỉ CMA Và CFA

18 Tháng 05, 2022

CMA và CFA là hai chứng chỉ được sinh viên và người đi làm trong lĩnh vực Kế Toán Tài Chính theo đuổi rất nhiều và trở thành mục tiêu mà nhiều người mong muốn đạt được.

Nội dung bài viết:

Chứng chỉ CMA là gì? Nếu bạn đang theo học hay làm việc trong lĩnh vực Kế Toán - Tài Chính, chắc hẳn không còn xa lạ gì với hai chứng chỉ danh giá CMA và CFA. Việc “bỏ túi” một chứng chỉ nghề nghiệp sẽ giúp con đường thăng tiến trong ngành của bạn thuận lợi hơn. Tuy nhiên, trước sự phát triển của rất nhiều chứng chỉ, việc lựa chọn 1 chứng chỉ phù hợp là băn khoăn của nhiều người.

Tại bài viết này, SAPP Academy sẽ giúp các bạn trả lời câu hỏi chứng chỉ CFA và CMA là gì, đồng thời, phân tích và so sánh để các bạn lựa chọn được chứng chỉ phù hợp!

1. Chương trình học CFA

CFA là viết tắt của Chartered Financial Analyst và được ưu ái gọi với cái tên “bảo chứng vàng” trong lĩnh vực Phân Tích - Đầu Tư - Tài Chính. Một nhân sự sở hữu văn bằng CFA sẽ được công nhận về năng lực chuyên môn cũng, kỹ năng làm việc cũng như đạo đức trong ngành. 

Được xây dựng từ năm 1962 bởi Hiệp hội CFA Hoa Kỳ (CFA Institute), chứng chỉ CFA ngày càng khẳng định được giá trị khi được công nhận tại hơn 165 quốc gia với 178000+ thành viên. 

Hiện nay, rất nhiều doanh nghiệp trên thế giới sử dụng CFA như một tiêu chuẩn để đánh giá năng lực trong công tác tuyển dụng và thăng chức nhân sự. Bài viết CFA là gì sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về chứng chỉ này.

so sánh chứng chỉ cma và cfa

=> Xem Thêm: #Lợi Ích Của Khóa Học CFA Online Tại SAPP Academy

2. Chương trình học CMA

CMA viết tắt từ cụm Certified Management Accountant, đây là một chứng chỉ quốc tế thuộc ngành Kế Toán quản trị được cấp văn bằng bởi Hiệp hội Kế Toán Quản Trị Hoa Kỳ IMA (Institute of Management Accountants). Được thành lập năm 1919, hiện nay, hiệp hội đã có hơn 85.000 hội viên và được công nhận giá trị tại 140+ quốc gia trên toàn thế giới.

Chương trình đào tạo chứng chỉ CMA chủ yếu sẽ tập trung vào các kiến thức liên quan đến kế toán tài chính. Người sở hữu văn bằng CMA sẽ được công nhận là chuyên gia trong lĩnh vực quản trị chiến lược và kế toán tài chính, có cơ hội phát triển nghề nghiệp rộng mở hơn so với nhân sự bình thường. Qua đó các bạn có thể hiểu được chứng chỉ CMA là gì để quyết định học chứng chỉ nào cho phù hợp.

so sánh chứng chỉ cma và cfa

3. Bảng so sánh 2 chứng chỉ CMA và CFA

Nội dung

CFA

CMA

Số lượng thành viên

Tính đến thời điểm hiện tại, cộng đồng CFA trên thế giới đã có đến 178000+ thành viên và được công nhận tại 165+ quốc gia 

Chương trình CMA hiện được công nhận tại 140 quốc gia với 125000 thành viên

Chương trình học

Chương trình học CFA được phân chia thành 3 cấp độ:

  • Level 1: Chủ yếu giới thiệu những khái niệm và kiến thức cơ bản về lĩnh vực Tài Chính

  • Level 2: bước sang level này, kiến thức sẽ phức tạp và khó hơn. Trọng tâm đào tạo sẽ rơi vào mảng phân tích tài chính. 

  • Level 3: Kiến thức và kỹ năng của level 3 sẽ chủ yếu hướng vào mảng quản lý danh mục đầu tư và lên kế hoạch hiệu quả. 

Chương trình học CMA được phân chia thành 2 phần:

  • Phần 1: Chủ yếu sẽ đào tạo những nội dung liên quan đến các môn học như: Financial Planning và Performance and Analytics;

  • Phần 2: Trọng tâm nội dung kiến thức các môn học về Strategic Financial Management.

Các môn học trong chương trình

Chương trình đào tạo CFA sẽ bao gồm 10 môn chính, xuất hiện lặp lại ở cả 3 level. Tuy nhiên, ứng với mỗi cấp độ, độ khó cũng như chuyên sâu sẽ khác nhau:

  • Ethical & Professional Standards;

  • Quantitative Methods;

  • Economics;

  • Financial Statement Analysis’

  • Corporate Issuers;

  • Portfolio Management & Wealth Planning;

  • Equity Investments;

  • Fixed Income;

  • Derivatives;

  • Alternative Investments;

Chương trình học CMA sẽ bao gồm các môn học chính như sau:

  • External Financial Report Decision;

  • Performance Management;

  • Planning, Budgeting and Forecasting;

  • Cost Management;

  • Technology and Analytics;

  • Internal Controls;

  • Financial Statement Analysis;

  • Decision Analysis;

  • Corporate Finance;

  • Investment Decisions;

  • Risk Management;

  • Professional Ethics.

Thời gian hoàn thành chứng chỉ

Theo CFA Institute, trung bình một người sẽ mất 300 giờ để hoàn thành một level của chứng chỉ CFA. Điều đó có nghĩa rằng, người học sẽ phải dành ra khoảng 3 năm để hoàn thành chương trình CFA.

Trung bình, để hoàn thành chương trình học chứng chỉ CMA, người học cũng sẽ mất khoảng 3 năm.

Cấu trúc đề thi

Với chương trình CFA, thí sinh sẽ dự thi trên máy tính:

  • Level 1: 100% trắc nghiệm với 180 câu, chia ra làm 2 phần, mỗi phần sẽ gồm 90 câu hỏi. Thời gian dự thi sẽ diễn ra trong vòng 4.5 tiếng.

  • Level 2: 100% trắc nghiệm với 88 câu hỏi, được chia ra làm 2 phần, mỗi phần sẽ bao gồm 44 câu trắc nghiệm. Thời gian dự thi cũng sẽ kéo dài trong 4.5 tiếng.

  • Level 3: 50% trắc nghiệm và 50% tự luận tương ứng với 2 phần. Phần tự luận sẽ có 8 - 11 câu hỏi, phần trắc nghiệm sẽ bao gồm 44 câu. Thời gian dự thi sẽ diễn ra trong vòng 4.5 tiếng.

Đối với chương trình CMA, thí sinh cũng sẽ dự thi trên máy tính:

  • Phần 1: đề thi kết hợp trắc nghiệm và tự luận: bao gồm 100 câu trắc nghiệm và 2 bài tự luận (30’ một bài). Tổng thời gian dự thi là 4h

  • Phần 2: Tương tự như cấu trúc phần 1.

Tỷ lệ pass

Theo như cập nhật của các kỳ thi gần nhất, tỷ lệ đỗ của cả 3 level được thống kê như sau:

  • CFA Level 1: 36%

  • CFA Level 2: 44%

  • CFA Level 3: 43%

Mỗi phần học của chương trình CMA sẽ có tỷ lệ đỗ khoảng 45 - 50%

Chi phí thi

Các kỳ thi diễn ra trong năm 2022 sẽ vẫn giữ mức lệ phí cũ:

  • Phí ghi danh: 450$

  • Phí đóng sớm: 700$

  • Phí đóng chuẩn: 1000$

Với các kỳ thi từ năm 2023 trở đi, phí dự thi sẽ có một số thay đổi:

  • Phí ghi danh: 350$

  • Phí đóng sớm: 900$

  • Phí đóng chuẩn: 1200$

Phí thi của chương trình CMA sẽ được chia theo đối tượng:

Đối với sinh viên: 

  • Phí ghi danh: 188$

  • Phí dự thi mỗi phần: 311$

Đối với người đi làm: 

  • Phí ghi danh: 245$

  • Phí dự thi mỗi phần: 415$

Điều kiện hoàn thành

  • Vượt qua 3 kỳ thi CFA Level 1, Level 2, Level 3;

  • Tích lũy ít nhất 36 tháng kinh nghiệm trong lĩnh vực Đầu Tư - Tài Chính (có thể tích lũy trước/trong hoặc sau khi hoàn tất chương trình);

  • Đăng ký để trở thành hội viên của cộng đồng CFA. 

=> Sau khi đáp ứng được những điều kiện trên, ứng viên sẽ trở thành CFA Charterholder. 

  • Vượt qua kỳ thi cả 2 phần của chương trình CMA;

  • Sở hữu bằng đại học được công nhận 

  • Tích lũy được ít nhất 2 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực tương ứng.

Kỹ năng có được

Sau khi hoàn thành chương trình CFA, kỹ năng quan trọng nhất mà một học viên có được chính là phân tích tài chính và quản lý danh mục đầu tư để vận dụng vào các tình huống thực tế.

Kết thúc chương trình CMA, người học sẽ có được các kỹ năng cần thiết về Tài chính doanh nghiệp và kế toán quản trị.

Cơ hội nghề nghiệp

Sở hữu văn bằng CFA, một nhân sự có thể đảm nhiệm các vị trí công việc như:

  • Cố vấn tài chính;

  • Nhà phân tích tài chính;

  • Chuyên gia tư vấn tài chính;

  • Quản lý rủi ro;

  • Nhà phân tích nghiên cứu;

  • Chuyên viên quan hệ khách hàng;

Những vị trí mà một người sở hữu chứng chỉ CMT có thể đảm nhiệm như:

  • Quản lý chi phí;

  • Quản lý rủi ro tài chính;

  • Nhân viên kế toán;

  • Kiểm soát tài chính;

Mức lương trung bình

Theo thống kê của trang Salary Expert, trung bình, một người sở hữu chứng chỉ CFA sẽ có thể chạm tới mức lương 514.486.891 VNĐ. Tùy theo số năm kinh nghiệm làm việc, mức lương có thể cao hoặc thấp hơn.

Theo Salary Expert, một người sở hữu chứng chỉ CMA sẽ có mức lương trung bình lên tới 567.944.094 VNĐ. Con số này cũng sẽ tăng hoặc giảm tùy theo kinh nghiệm làm việc tương ứng của từng người.

Chắc hẳn sau những thông tin trên đây các bạn đã hiểu chứng chỉ CFA và CMA là gì. Có thể tóm gọn một số điểm khác biệt giữa hai chứng chỉ như sau:

  • Chứng chỉ CMA sẽ cung cấp các kiến thức, kỹ năng liên quan chủ yếu đến nghề Kế toán

  • Trong khi đó, chứng chỉ CFA sẽ đào tạo các kiến thức và kỹ năng cần thiết để nhân sự phát triển trong lĩnh vực Phân Tích - Đầu Tư - Tài Chính

Để trả lời cho câu hỏi: “Học chứng chỉ nào tốt hơn”, câu trả lời chính là các bạn nên lựa chọn văn bằng phù hợp với định hướng, mục tiêu nghề nghiệp mà mình đặt ra. 

Nếu bạn muốn phát triển các kỹ năng liên quan đến kế toán quản trị, CMA là sự lựa chọn phù hợp. Tuy nhiên, nếu các bạn muốn tìm hiểu và thành thạo các kỹ năng Phân tích - Đầu tư - Tài Chính, CFA sẽ là lựa chọn tối ưu nhất.

Tạm kết

Trên đây, SAPP Academy đã giúp các bạn lý giải CFA và CMA là gì đồng thời so sánh sự khác biệt giữa hai chứng chỉ để các bạn có cơ sở lựa chọn văn bằng phù hợp.

Nếu bạn lựa theo đuổi chứng chỉ CFA nhưng vẫn chưa xác định được lộ trình học tập phù hợp, hãy tham khảo thêm khóa học CFA Online tại SAPP. Khóa học sẽ là giải pháp phù hợp cho những người bị kẹt thời gian và chi phí, không đủ điều kiện để học trực tiếp tại trung tâm.

Liên hệ với SAPP qua Fanpage hoặc Website nếu cần bất cứ hỗ trợ nào nhé!

Fanpage: https://www.facebook.com/sapp.edu.vn

đăng ký khóa học cfa online

TIN TỨC LIÊN QUAN

Hệ thống trung tâm

Cơ sở 1: Tầng 8, Tòa nhà Đức Đại, số 54 Lê Thanh Nghị, quận Hai Bà Trưng Hà Nội.

Cơ sở 2: Tầng 2A, Tòa 27A2, chung cư Green Stars, số 234 Phạm Văn Đồng, phường Cổ Nhuế 1, quận Bắc Từ Liêm.

Cơ sở 3: Lầu 1, số 2A Lương Hữu Khánh, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1

CFA Institute does not endorse, promote, or warrant the accuracy or quality of the products or services offered by SAPP Academy. CFA®, Chartered Financial Analyst®, CFA Society® are trademarks owned by CFA Institute.

Copyright © 2021 SAPP Academy.