messenger

Chat Face

zalo

Chat Zalo

phone

Phone

Gọi ngay: 0889 66 22 76
zalo

Đăng ký

#FRM Là Gì? So Sánh Chứng Chỉ FRM Và CFA?

27 Tháng 04, 2022

Chứng chỉ FRM và CFA là 2 chứng chỉ không còn xa lạ đối với dân Tài Chính. Cùng cung cấp kiến thức về lĩnh vực  Đầu Tư - Tài Chính nhưng chuyên môn hóa khác nhau.

Nội dung bài viết:

Chứng chỉ FRM và CFA là hai chứng chỉ quen thuộc đối với đa số nhân sự trong lĩnh vực Phân Tích - Đầu Tư  - Tài Chính. Cả hai chứng chỉ đều cung cấp cho người học những kiến thức về Tài Chính và kỹ năng phân tích đầu tư. Tuy vậy, FRM và CFA vẫn có những điểm khác nhau nhất định. Nếu bạn chưa phân biệt được hai chứng chỉ, hãy theo dõi bài viết này, ngay dưới đây, SAPP Academy sẽ giúp các bạn phân tích 2 chứng chỉ FRM và CFA để các bạn có cơ sở lựa chọn chứng chỉ phù hợp với mình.

1. Giới thiệu chứng chỉ CFA là gì?

CFA là gì? Chứng chỉ CFA - viết tắt của Chartered Financial Analyst là một văn bằng có giá trị toàn cầu, vĩnh viễn được cấp bởi viện CFA Hoa Kỳ. Đối với nhân sự trong lĩnh vực Phân Tích - Đầu Tư - Tài Chính, chứng chỉ CFA được xem là “bảo chứng vàng” để chứng thực năng lực chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp của một người. 

Chính thức thành lập năm 1962, trải qua 60 năm hoạt động, chứng chỉ CFA ngày càng nhận được sự công nhận rộng rãi trên toàn cầu. Tính đến thời điểm hiện tại, chứng chỉ CFA được công nhận tại 165+ quốc gia, vùng lãnh thổ, mạng lưới CFA Charterholder đã mở rộng đến 178000+ người. CFA đã đóng góp rất nhiều vào tiêu chuẩn toàn cầu về chuẩn mực đạo đức cũng như kiến thức chuyên môn. Hãy tìm hiểu thêm thông tin về CFA level 1 là gì.

những con số nổi bật của chứng chỉ cfa

=> Xem Thêm: #Các Gói Khóa Học CFA Online Tại SAPP Academy

2. Giới thiệu chứng chỉ FRM là gì?

Chứng chỉ FRM - viết tắt của Financial Risk Manager, còn được biết đến là chứng chỉ về quản trị rủi ro tài chính. FRM cũng là một chứng chỉ có giá trị toàn cầu, tập trung đào tạo về kiến thức cũng như kỹ năng quản trị rủi ro trước sự biến đổi từng ngày của thị trường tài chính. Người học sẽ được học tập theo tiêu chuẩn quốc tế và đào tạo để trở thành chuyên gia hàng đầu của lĩnh vực này.

Hiện tại, FRM được công nhận tại 195 quốc gia với mạng lưới 150.000 hội viên trên toàn thế giới.

3. Điểm tương đồng giữa CFA và FRM

chứng chỉ frm và cfa

Thứ nhất, điểm tương đồng lớn nhất của hai chứng chỉ này chính là cung cấp kiến thức về lĩnh vực Tài Chính và có được sự công nhận toàn cầu. 

Thư hai, cùng là văn bằng quốc tế nên để sở hữu văn bằng trong tay, các bạn cũng sẽ phải trải qua quá trình học tập dài và vượt qua các kỳ thi. Nếu như bạn không vượt qua bài thi đầu tiên, bạn sẽ không thể bước tiếp sang các cấp độ tiếp theo. 

Thứ ba, cả hai chứng chỉ đều không dễ dàng đạt được, người học sẽ cần phải có sự đầu tư xứng đáng về cả thời gian, tiền bạc và công sức học tập.

4. Sự khác biệt 2 chứng chỉ CFA và FRM

Tiêu chí so sánh

Chứng chỉ CFA

Chứng chỉ FRM

Đơn vị cấp văn bằng

CFA là văn bằng được cấp bởi viện CFA Hoa Kỳ (CFA Institute).

FRM là chứng chỉ được cấp bởi GARP - Hiệp hội chuyên gia quản trị rủi ro quốc tế.

Điều kiện đầu vào

Để tham gia thi CFA, thí sinh cần đạt 1 trong những điều kiện sau:

  • Sở hữu bằng cử nhân (hoặc tương đương);

  • Sinh viên đại học năm cuối (thời gian từ lúc dự thi CFA Level 1 đến ngày tốt nghiệp cần nhỏ hơn 11 tháng);

  • Có ít nhất 4000 giờ làm việc hoặc học chương trình cao học (chương trình học phải kéo dài ít nhất 3 năm liên tiếp).

Để tham gia kỳ thi FRM, người học sẽ phải đáp ứng 1 trong những điều kiện sau:

  • Là sinh viên đại học năm 3 hoặc năm 4 chuyên ngành kinh tế;

  • Tốt nghiệp đại học hoặc cao đẳng thuộc khối ngành kinh tế;

  • Người đã đi làm trong lĩnh vực quản trị rủi ro muốn nâng cao kiến thức.

Chương trình học

Chương trình học của chứng chỉ CFA sẽ được chia thành 3 Level với 10 môn học xuyên suốt mỗi level, cụ thể là những môn học:

  • Ethical & Professional Standards

  • Quantitative Methods 

  • Economics

  • Financial Statement Analysis

  • Corporate Issuers

  • Portfolio Management & Wealth Planning

  • Equity Investments

  • Fixed Income

  • Derivatives

  • Alternative Investments

Chương trình học FRM được chia làm 2 phần, tập trung đào tạo các kiến thức và kỹ năng thực tiễn về quản trị rủi ro;

Phần I gồm 4 môn:

  • Foundations of risk management concepts

  • Quantitative analysis

  • Financial markets and products

  • Valuation and risk models

Phần II gồm 6 môn:

  • Market risk measurement and management

  • Credit risk measurement and management

  • Operational and integrated risk management

  • Liquidity and treasury risk measurement and management

  • Risk management and investment management

  • Current issues in financial markets

Điều kiện được cấp bằng

Để sở hữu văn bằng CFA, các bạn sẽ cần đáp ứng các điều kiện sau:

  • Vượt qua kỳ thi 3 Level.

  • Có ít nhất 36 tháng kinh nghiệm trong lĩnh vực đầu tư (được tích lũy từ trước/trong/sau khi hoàn thành chương trình CFA

  • Đăng ký trở thành hội viên của cộng đồng CFA và tuân thủ mọi quy định về đạo đức và tiêu chuẩn nghề nghiệp

Để sở hữu chứng chỉ FRM, người học sẽ phải đáp ứng những điều sau:

  • Vượt qua kỳ thi cả 2 part của FRM

  • Có 2 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Quản trị rủi ro (được tích lũy trước/trong/sau khi hoàn thành chương trình FRM).

Thông tin kỳ thi

CFA sẽ thi trên máy tính, mỗi level sẽ thi trong 4.5 giờ và được chia làm 2 phần.

Hình thức thi:

  • CFA Level 1: 100% thi trắc nghiệm 

  • CFA Level 2: 100% câu hỏi trắc nghiệm

  • 50% câu hỏi trắc nghiệm và 50% câu hỏi tự luận

Thời gian tổ chức thi mỗi năm:

  • Level 1: Tháng 2, 5, 8, 11

  • Level 2: Tháng 2, 8, 11

  • Level 3: Tháng 5, 8

Phí dự thi CFA sẽ giao động từ 900$ - 1200$ tùy thời điểm đóng sớm hay muộn.

Xem chi tiết về phí dự thi CFA

Bài thi trên máy tính 

Hình thức thi:

  • Phần I: 100 câu hỏi trắc nghiệm

  • Phần II: 80 câu hỏi trắc nghiệm

Thời gian tổ chức FRM:

  • Phần I: thường diễn ra vào tháng 5, 8 và 11 hàng năm

  • Phần II: diễn ra vào tháng 5 và tháng 11.

Phí dự thi: 1000$ - 1200$ tùy thời điểm đăng ký khi đăng ký Part 1(phí ghi danh + phí thi), 600$ - 800$ tùy thời điểm đăng ký khi đăng ký part 2

Thời gian hoàn thành

Theo CFA Institute, trung bình mỗi Level, học viên CFA sẽ cần bỏ ra ít nhất 300 giờ để hoàn thành mỗi cấp độ. 

Đối với FRM, mỗi phần chứng chỉ, người học cần đầu tư tối thiểu 200 - 240 giờ.

Cơ hội nghề nghiệp

Người sở hữu văn bằng CFA có thể làm việc trong rất nhiều công ty như công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ, ngân hàng,... 

Rất nhiều vị trí công việc mà một CFA Charterholder có thể đảm nhiệm như: Quản lý danh mục đầu tư, Quản lý quỹ, Quản lý tài sản, Giảng viên tài chính, Cố vấn tài chính, Tư vấn viên,....

Người có chứng chỉ FRM có thể làm việc tại các ngân hàng với vị trí: quản trị tài sản pháp lý, quỹ,... hoặc vị trí liên quan đến quản trị rủi ro.

Mức lương trung binh

Trung bình một người sở hữu văn bằng CFA ở Việt Nam sẽ đạt được mức lương 513.040.271 VNĐ. 

Theo Salary Expert

Trung bình một người sở hữu văn bằng FRM và có kinh nghiệm làm việc nhiều năm có thể sở hữu mức lương lên tớ 565.806.284

Theo Salary Expert

Tựu trung lại, việc nên học chứng chỉ CFA hay chứng chỉ FRM còn phụ thuộc vào mục tiêu cũng như định hướng nghề nghiệp của từng người. Nếu bạn muốn tiến sâu hơn vào lĩnh vực quản trị rủi ro thì FRM sẽ là sự lựa chọn phù hợp. Còn nếu bạn có mục tiêu phát triển về mảng Đầu Tư và phân tích Tài Chính Doanh nghiệp thì CFA sẽ là sự lựa chọn đúng đắn.

Tạm kết

Trên đây, SAPP Academy đã giúp các bạn so sánh điểm khác biệt giữa chứng chỉ FRM và chứng chỉ CFA. Hy vọng từ những thông tin được đề cập trong bài viết, các bạn đã hiểu hơn về từng chứng chỉ và có sự lựa chọn phù hợp nhất với mình.

Nếu bạn xác định theo đuổi văn bằng CFA và loay hoay chưa biết bắt đầu từ đâu, chưa xác định được lộ trình học tập phù hợp và cần một khóa học CFA để giúp định hướng rõ ràng hơn, hãy tham khảo thêm khóa học CFA online của SAPP Academy, giải pháp dành cho tất cả những người muốn học tập tại nhà để tiết kiệm thời gian, chi phí nhưng vẫn được hướng dẫn để học tập đúng đắn, hiệu quả.

Liên hệ với SAPP qua Fanpage hoặc Website nếu cần bất cứ hỗ trợ nào nhé!

Fanpage: https://www.facebook.com/sapp.edu.vn

đăng ký khóa học cfa online

TIN TỨC LIÊN QUAN

Hệ thống trung tâm

Cơ sở 1: Tầng 8, Tòa nhà Đức Đại, số 54 Lê Thanh Nghị, quận Hai Bà Trưng Hà Nội.

Cơ sở 2: Tầng 2A, Tòa 27A2, chung cư Green Stars, số 234 Phạm Văn Đồng, phường Cổ Nhuế 1, quận Bắc Từ Liêm.

Cơ sở 3: Lầu 1, số 2A Lương Hữu Khánh, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1

CFA Institute does not endorse, promote, or warrant the accuracy or quality of the products or services offered by SAPP Academy. CFA®, Chartered Financial Analyst®, CFA Society® are trademarks owned by CFA Institute.

Copyright © 2021 SAPP Academy.