20 Tháng 10, 2022
Tìm hiểu thị trường tài chính, chức năng và vai trò thị trường tài chính dễ hiểu nhất cho những người mới bắt đầu đầu tư. Cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới.
Thị trường tài chính phát triển khá sớm và là sự kết nối giữa người cho vay đầu tiên và người sử dụng cuối cùng, tạo ra vô số giao dịch và hoạt động một cách thông suốt và đồng bộ. Cùng tìm hiểu thị trường tài chính là gì? Chức năng và vai trò thị trường tài chính ngay dưới đây.
Thị trường tài chính được định nghĩa là một nền tảng giao dịch. Ở đây, các sản phẩm thuộc lĩnh vực tài chính như cổ phiếu, trái phiếu… sẽ được mua bán. Đối tượng tham gia giao dịch trên thị trường tài chính rất đa dạng và phong phú, có thể kể đến như: Chính phủ, doanh nghiệp, các tổ chức tài chính trung gian và hộ gia đình.
Khi tham gia vào thị trường tài chính, các đối tượng sẽ thực hiện các hoạt động mua, bán các loại tài sản hoặc hàng hóa của thị trường. Thị trường tài chính là tổng hòa của 3 loại thị trường bao gồm: thị trường tài chính, thị trường hàng hóa dịch vụ và cuối cùng là thị trường các yếu tố sản xuất có mối quan hệ qua lại giữa các nhà sản xuất và người tiêu dùng.
=> Xem Thêm: #Khóa Học CFA Online Tại SAPP Academy - Phân Tích Đầu Tư Tài Chính
Thị trường tài chính gồm năm chức năng cơ bản:
Thị trường tài chính đóng vai trò thực hiện chức năng kinh tế nòng cốt trong việc dẫn vốn từ những người dư thừa vốn vì họ chi tiêu ít hơn thu nhập tới những người thiếu vốn vì họ muốn chi tiêu nhiều so với hơn thu nhập của họ.
Thị trường tài chính được thể hiện qua việc hình thành giá của các loại tài sản tài chính.
Thị trường tài chính là tạo tính thanh khoản cho các loại tài sản tài chính. Thiếu tính thanh khoản nhà đầu tư phải nắm giữ tài sản tài chính cho đến khi nào đáo hạn, hoặc đối với cổ phiếu cho đến khi nào công ty tự nguyện thu hồi hoặc nếu không có sự tự nguyện thì phải chờ thanh lý tài sản. Mặc dù tất cả các thị trường tài chính đều có tính thanh khoản, nhưng mức độ thanh khoản của chúng sẽ khác nhau..
Thị trường tài chính cắt giảm bớt chi phí tìm kiếm và chi phí thông tin: Để những giao dịch có thể được diễn ra thì những người mua và người bán phải tìm được nhau. Họ sẽ phải mất rất nhiều tiền và thời gian cho việc tìm kiếm này, điều này có thể ảnh hưởng đến lợi nhuận kỳ vọng của họ. Chi phí đó gọi là chi phí tìm kiếm.
Bên cạnh đó, để tiến hành đầu tư họ cần phải có các thông tin về giá trị đầu tư như là khối lượng và tính chắc chắn của dòng tiền kỳ vọng. Thị trường tài chính nhờ có tính trung lập này- là nơi để người mua và người bán đến đó tìm gặp nhau, cũng là nơi cung cấp các thông tin một cách công khai và đầy đủ nên từ đó có khối lượng giao dịch và giá trị giao dịch lớn vì thế nó cho phép giảm đến mức thấp nhất các khoản chi phí trên.
Thị trường tài chính là ổn định và điều hòa sự lưu thông tiền tệ.
Nhìn chung, thị trường tài chính nhằm giúp nâng cao năng suất hiệu quả của toàn bộ nền kinh tế. Nó cũng trực tiếp cải thiện mức sống của người tiêu dùng bằng cách giúp họ chọn được thời điểm cho việc mua sắm của họ tốt hơn. Thị trường tài chính hoạt động hiệu quả sẽ cải thiện được đời sống kinh tế của mỗi người trong xã hội.
Thị trường tài chính đóng vai trò quan trọng đối với các hoạt động của các chủ thể tham gia trên thị trường. Cụ thể:
Thị trường tài chính giữ vai trò quan trọng trong việc thu hút, huy động các nguồn tài chính trong và ngoài nước, đồng thời khuyến khích hoạt động tiết kiệm và đầu tư;
Thị trường tài chính còn góp phần thúc đẩy, nâng cao hiệu quả sử dụng tài chính;
Thị trường tài chính thực hiện các chính sách tài chính, chính sách tiền tệ của nhà nước.
=> Xem Thêm: #Tài Chính Là Gì? Tổng Quan Về Bản Chất Của Tài Chính
Thị trường tiền tệ: Là thị trường phát hành và mua bán lại các công cụ tài chính ngắn hạn (kỳ hạn dưới một năm). Thị trường tiền tệ sẽ bao gồm: Các khoản vay ngắn hạn giữa các ngân hàng, tín phiếu kho bạc, thương phiếu, thỏa thuận mua lại, chứng chỉ tiền gửi,…
Thị trường vốn: Là thị trường phát hành và mua bán các công cụ tài chính có kỳ hạn từ một năm trở nên như cổ phiếu, trái phiếu. Thị trường này chính là nơi giải quyết mối quan hệ cung – cầu về vốn dài hạn. Thị trường vốn được chia thành ba bộ phận là thị trường cổ phiếu, các khoản cho vay thế chấp và trái phiếu.
Cấu thành của thị trường tài chính:
Người sử dụng cuối cùng: Các doanh nghiệp, tư nhân khi cần đầu tư vốn cho kế hoạch kinh doanh của mình. Họ có thể huy động nguồn vốn này trên thị trường tài chính, bằng nhiều hình thức khác nhau và thông qua các định chế tài chính trung gian. Họ là những người sử dụng nguồn vốn này để thực hiện những kế hoạch kinh doanh, tạo ra lợi nhuận. Đồng thời, họ cũng có các nghĩa vụ của người vay nợ đối với người cho vay.
Những định chế tài chính trung gian:
+ Những tổ chức nhận ký gửi: những tổ chức nhận ký gửi sẽ bao gồm các ngân hàng thương mại, các hợp tác xã tín dụng. Các tổ chức này có đặc điểm chung đó là nhận tiền gửi và sau đó đem cho vay trực tiếp tới các cá nhân, tổ chức cần vốn và một phần khác đem đầu tư vào lĩnh vực chứng khoán. Như vậy, thu nhập của tổ chức này có được từ hai nguồn là thu nhập từ tiền lãi cho vay và đầu tư chứng khoán; thu nhập đến từ các khoản phí dịch vụ.
+ Những tổ chức không nhận ký gửi: Loại hình tổ chức này bao gồm các tổ chức như công ty bảo hiểm, quỹ hưu trí, quỹ đầu tư,…
Nhà đầu tư: Nhà đầu tư là những người sẵn sàng bỏ vốn ra để đầu tư cho các dự án kế hoạch. Trong lĩnh vực tài chính, họ chính là thành phần đầu vào để tạo ra nguồn vốn cho các doanh nghiệp. Họ chính là những người gửi tiền tiết kiệm ngân hàng, mua cổ phiếu, trái phiếu. Mong muốn của các nhà đầu tư là số vốn của mình bỏ ra thu được lợi nhuận.
Trên đây là một số kiến thức căn bản về thị trường tài chính cũng như chức năng và vai trò của thị trường này. Hy vọng những thông tin này hữu ích với bạn.
Liên hệ với SAPP qua Fanpage hoặc Website nếu cần bất cứ hỗ trợ nào nhé!
Fanpage: https://www.facebook.com/sapp.edu.vn