27 Tháng 09, 2022
So sánh đầu tư trực tiếp và gián tiếp có những điểm giống nhau và khác nhau cơ bản nào. Cùng chúng tôi tìm hiểu thêm ngay trong bài viết dưới đây.
Đối với bất kỳ một quốc gia nào, nguồn vốn đầu tư ra nước ngoài luôn giữ một vai trò quan trọng quyết định đến sự phát triển nhất định của mỗi nước. Trong đó, nguồn vốn này bao gồm nguồn vốn đầu tư trực tiếp (FDI) và nguồn vốn đầu tư gián tiếp (FPI). Vậy điểm giống và khác biệt giữa hai loại hình đầu tư này như thế nào? Bài viết sẽ giải đáp giúp bạn so sánh đầu tư trực tiếp và gián tiếp rõ hơn.
FDI là hình thức đầu tư mà trong đó bên đầu tư có quyền trực tiếp đầu tư vốn và tham gia quản lý các hoạt động đầu tư. Đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng có thể được hiểu đơn giản như một hình thức đầu tư vào một quốc gia khác mà nhà đầu tư nước ngoài đầu tư toàn bộ hoặc một phần vốn của mình vào dự án để quản lý và điều khiển trực tiếp dự án đã đầu tư.
FPI là việc mua cổ phiếu, cổ phần, trái phiếu, quỹ đầu tư chứng khoán, hay các giấy tờ có giá trị khác của một quốc gia khác tuân theo luật và quy định liên quan đến hoạt động đầu tư ở một quốc gia khác về chứng khoán và các pháp luật khác có liên quan quy định với mục đích tìm kiếm lợi nhuận, và qua các định chế trung gian tài chính khác mà nhà đầu tư không nhất thiết phải tự mình tham gia quản lý hoạt động đầu tư.
2 hình thức này tồn tại những điểm giống nhau sau:
Cả hai hình thức Đầu tư gián tiếp nước ngoài (FPI) và Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đều là hành động mang tiền để đầu tư ra nước ngoài, trong đó dòng vốn được chuyển từ nước sở tại của nhà đầu tư sang nước sử dụng làm lượng vốn và dự trữ ngoại tệ tăng lên. Nguyên nhân xuất hiện FDI và FPI chủ yếu là do nhu cầu hội nhập của nền kinh tế quốc tế.
Hơn nữa, mục đích của hai hình thức này là tạo ra lợi nhuận cho chủ đầu tư. Nhà đầu tư có thể chọn cho mình một trong hai hình thức hoặc thậm chí có thể kết hợp cả hai để thu được lợi nhuận tốt nhất cho mình. Lợi nhuận của nhà đầu tư được suy ra từ kết quả hoạt động của công ty và tương ứng với số vốn đầu tư. Do đó, mối quan tâm chung cho cả hai hoạt động đầu tư là thành công tài chính của công ty.
Cả 2 hình thức đều là các hoạt động đầu tư ra nước ngoài nên chịu ảnh hưởng của các luật khác nhau. Luật pháp của nước sở tại có ảnh hưởng lớn đến các hoạt động này, nhưng trên thực tế, chúng vẫn chịu sự điều chỉnh của các hiệp ước, tập quán quốc tế và luật của các bên đầu tư.
Do đó, các quốc gia cần hài hòa pháp luật của mình phù hợp với các điều ước quốc tế và luật pháp quốc tế, tránh những tranh chấp, tranh chấp không đáng có, đồng thời tạo dựng và phát triển môi trường đầu tư lành mạnh trong quá trình hội nhập.
=> Xem Thêm: #Lý Do Bạn Nên Tham Gia Khóa Học CFA Online Tại SAPP Academy
Hình thức |
Đầu tư trực tiếp nước ngoài |
Đầu tư gián tiếp nước ngoài |
Quyền kiểm soát |
Trực tiếp có được quyền |
Không trực tiếp có quyền hạn kiểm soát. |
Phương tiện đầu tư |
Các nhà đầu tư quốc tế phải góp vào một tỷ lệ tối thiểu trong vốn pháp định hoặc vốn điều lệ. |
Số lượng chứng khoán mà một công ty nước ngoài có thể mua có thể bị quốc gia kiểm soát ở một mức độ nào đó, thường ít hơn 10% |
Mức rủi ro |
Tùy thuộc vào tỷ lệ vốn đầu tư. |
Rủi ro ít và bên nhận đầu tư sẽ phải chịu rủi ro |
Lợi nhuận |
Lợi nhuận mà nhà đầu tư thu được dựa trên lợi nhuận của công ty và được chia theo tỷ lệ vốn góp nên nhà đầu tư hưởng được lợi nhuận dựa theo tỷ lệ góp vốn. |
Được chia dựa vào cổ tức hoặc việc bán chứng khoán. |
Mục đích |
Tạo ra lợi nhuận và nắm quyền kiểm soát |
Tạo ra lợi nhuận và chỉ mong đợi lợi nhuận trong tương lai dưới dạng cổ tức, khoảng chênh lệch giá hoặc trái tức hướng tới lợi nhuận hoặc có đôi khi có yếu tố chính trị |
Tổ chức quản lý |
Nhà đầu tư đã trực tiếp bỏ ra vốn |
Bên nhận được đầu tư |
Chủ thể đầu tư |
Là các bên có nhu cầu đầu tư và muốn tạo ra lợi nhuận từ hoạt động đầu tư của mình |
Là các tổ chức cá nhân, cũng có thể là Chính phủ hay một số tổ chức quốc tế khác |
Tốc độ luân chuyển |
Chậm hơn so với FPI |
Nhanh hơn nhiều so với FDI |
Đăng ký góp vốn |
Hiện tại vẫn chưa có quy định cụ thể nào cho việc đăng ký góp vốn ở hình thức này. |
Nhà đầu tư nằm trong các trường hợp được quy định tại Khoản 1 Điều 26 thuộc Luật đầu tư phải tiến hành thủ tục đăng ký góp vốn. |
Nhìn chung, cả hai hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI và đầu tư gián tiếp nước ngoài FPI đều đi kèm theo những lợi ích và rủi ro khác nhau cho các nhà đầu tư. Tuy nhiên, nhiệm vụ quan trọng nhất đối với bất kỳ nhà đầu tư nào trước khi đưa ra quyết định là phải tìm hiểu thật kỹ lưỡng để có thể làm quen với các hình thức này.
Liên hệ với SAPP qua Fanpage hoặc Website nếu cần bất cứ hỗ trợ nào nhé!
Fanpage: https://www.facebook.com/sapp.edu.vn