messenger

Chat Face

zalo

Chat Zalo

phone

Phone

Gọi ngay: 0889 66 22 76
zalo

Đăng ký

Quản Lý Dòng Tiền Là Gì? Bí Quyết Lập Kế Hoạch Hiệu Quả

27 Tháng 10, 2022

Quản lý dòng tiền là gì? Bật mí các bí quyết lập kế hoạch chi tiết, hiệu quả giúp doanh nghiệp phát triển ổn định và bền vững. Cùng chúng tôi tìm hiểu nhé.

Nội dung bài viết:

Việc quản lý dòng tiền có hiệu quả hay không sẽ quyết định trực tiếp đến sự sống còn của cả một doanh nghiệp. Vậy quản lý dòng tiền là gì? Bí quyết lập kế hoạch quản lý dòng tiền hiệu quả như thế nào?

1. Quản lý dòng tiền là gì?

Quản lý dòng tiền là hoạt động của công ty nhằm thiết lập chiến lược, tiến hành các hoạt động và đánh giá nhằm điều tiết sự vận động của các dòng tiền trong công ty với mục tiêu tối đa hóa giá trị mà công ty nhận được. 

Quản lý dòng tiền giúp công ty chủ động đánh giá tình trạng tài chính và hiệu quả sử dụng các nguồn tài chính. Đây là cơ sở để các công ty xây dựng kế hoạch phát triển và mở rộng phạm vi kinh doanh của mình. Quản lý dòng tiền tốt đảm bảo sự lành mạnh về tài chính của doanh nghiệp và có thể nói là yếu tố quyết định sự sống còn của doanh nghiệp.

quản lý dòng tiền

=> Xem Thêm: #Khóa Học CFA Online - Phân Tích Đầu Tư Tài Chính

2. Tầm quan trọng của quản lý dòng tiền doanh nghiệp

Quản lý dòng tiền hiệu quả là yêu cầu hết sức cấp thiết quyết định trực tiếp đến sự sống còn của toàn bộ doanh nghiệp. 

Tình trạng thiếu tiền mặt trầm trọng, ví dụ: nếu có khoản nợ với ngân hàng hoặc nhà cung cấp, nhưng doanh nghiệp không có tiền mặt để thanh toán, doanh nghiệp của bạn có thể bị kiện và yêu cầu tuyên bố phá sản bất kể báo cáo tài chính gần đây nhất của doanh nghiệp có lãi. 

Ngược lại, lượng tiền mặt dư thừa trong nguồn vốn của công ty khiến nó không được sử dụng kịp thời một cách có hiệu quả, gây lãng phí tiền trong khi công ty phải vay vốn ngân hàng hoặc các quỹ tín dụng với mức lãi suất cao. Điều này cũng cho thấy sự yếu kém trong công tác quản lý tài chính của công ty. 

Vì vậy, để đảm bảo sự cân đối và thống nhất của dòng tiền vào và ra trong hoạt động kinh doanh, cần phải có kế hoạch kiểm soát sự luân chuyển tiền mặt trong quá trình kinh doanh.

3. Phương pháp quản lý dòng tiền trong doanh nghiệp hiệu quả

Bước 1: Dự đoán dòng tiền thu vào

Để thuận lợi cho công tác dự đoán và lập kế hoạch, người ta có thể chia dòng tiền vào của doanh nghiệp thành 3 dạng

  • Dòng tiền vào từ các hoạt động kinh doanh: Dòng tiền này chủ yếu là nhận được từ những hoạt động tạo ra doanh thu chủ yếu của doanh nghiệp như là tiền thu từ việc bán hàng từ cung cấp hàng hóa, dịch vụ đến khách hàng, tiền thu hồi nợ phải thu từ phía khách hàng…

Nền tảng để dự báo dòng tiền hoạt động kinh doanh thường căn cứ vào diễn biến quy luật bán hàng, hình thức thanh toán và thời điểm thanh toán của người mua với doanh nghiệp, các chính sách như chính sách bán chịu, chính sách chiết khấu thanh toán thu hồi sớm tiền hàng của khách hàng.

  • Dòng tiền vào từ các hoạt động đầu tư: Bao gồm các khoản tiền thu hồi từ các khoản tiền đã sử dụng để đi đầu tư, tiền lãi từ các hoạt động đầu tư vào những đơn vị khác, tiền thu do việc nhượng, bán, thanh lý tài sản cố định, tiền thu hồi từ việc cho vay, tiền thu hồi đầu tư góp vốn vào các đơn vị khác.

Cơ sở dự báo dòng tiền này là bắt nguồn từ việc dự kiến các hoạt động thanh lý tài sản cố định và chính sách thu hồi vốn đầu tư tài chính.

  • Dòng tiền vào từ các hoạt động đầu tư tài chính: Bao gồm những khoản tiền do các chủ sở hữu đóng góp thêm vốn bằng tiền, tiền huy động được từ hoạt động vay vốn, phát hành cổ phiếu.

Cơ sở để dự báo dòng tiền này bắt nguồn từ khả năng vay nợ mới, chiến lược phát hành chứng khoán để huy động vốn.

Bước 2: Dự đoán dòng tiền ra

Dòng tiền ra bao gồm tất cả các dòng tiền xuất phát từ hoạt động của công ty trong kỳ được chia thành 3 loại:

  • Dòng tiền ra từ những hoạt động kinh doanh: Bao gồm các khoản chi bằng tiền cho các hoạt động tạo ra doanh thu đáng kể của công ty như tiền trả cho phía cung ứng vật tư, dịch vụ, tiền trả lương cho người lao động, các khoản tiền nộp vào ngân sách nhà nước thuộc về nghĩa vụ tài chính, các khoản chi tiêu cho hoạt động tiếp thị, quảng cáo và bán sản phẩm, tiền chi tiêu có liên quan đến công tác quản lý doanh nghiệp, trả lãi tiền vay vốn kinh doanh…

Cơ sở để dự báo dòng tiền ra từ hoạt động kinh doanh là căn cứ vào quy luật mua hàng và trả nợ, dự toán về quỹ lương, bảo hiểm, lãi vay và các khoản thuế phải nộp dự kiến. Ngoài ra, cần căn cứ vào những chính sách dự trữ hàng tồn kho, chính sách mua chịu…

  • Dòng tiền ra từ các hoạt động đầu tư: Bao gồm những khoản tiền chi tiêu cho hoạt động xây dựng và mua sắm tài sản cố định, tiền đầu tư ra bên ngoài doanh nghiệp (ví dụ như tiền đầu tư góp vốn vào đơn vị khác, tiền cho vay…)

Cơ sở để dự báo dòng tiền này bắt nguồn từ nhu cầu đầu tư tài sản cố định cho hoạt động của doanh nghiệp, chiến lược đầu tư góp vốn ra bên ngoài, chiến lược mua cổ phiếu, trái phiếu…

  • Dòng tiền ra từ những hoạt động tài chính: Gồm các khoản tiền trả nợ gốc đã từng vay và đến kỳ thanh toán, tiền trả nợ thuê tài chính, tiền lãi trả cho những nhà đầu tư vốn vào doanh nghiệp như là trả cổ tức, tiền mua lại cổ phiếu của công ty đã phát hành…

Cơ sở để dự báo dòng tiền này bắt nguồn từ nhu cầu trả nợ theo các hợp đồng tín dụng hiện hành, từ các chính sách phân phối lợi nhuận của doanh nghiệp.

Bước 3: Tính toán dòng tiền thuần của công ty

Dòng tiền thuần chính là phần chênh lệch giữa dòng tiền vào so với dòng tiền ra của công ty trong cùng một kỳ.

Bước 4: Xác định số tiền dư cuối kỳ, số tiền thừa hoặc thiếu

Kết hợp cùng với số tiền tồn đầu kỳ, bạn có thể từ đó xác định được số tiền cuối kỳ theo công thức sau:

Số tiền tồn trong cuối kỳ = Số tiền tồn vào đầu kỳ + Dòng tiền thuần trong kỳ

Từ đó ta sẽ đối chiếu với số dư tiền cần thiết, xác định ra số vốn bằng tiền dư thừa hay thiếu hụt bằng khoảng chênh lệch giữa các số tiền cuối kỳ với số dư tiền cần thiết.

Bước 5: Vạch ra những giải pháp thích hợp để xử lý số tiền thừa hoặc thiếu

Trường hợp thiếu vốn bằng tiền cần nên xem xét, cân nhắc sử dụng một số các biện pháp thích hợp nhằm hướng đến sự cân bằng về dòng tiền như là xem xét về khả năng vay vốn, tăng khả năng thu hồi nợ và thắt chặt hơn những khoản chi tiêu bằng tiền…Dựa trên cơ sở đó tiến hành xem xét sự cân bằng mới về thu và chi bằng tiền.

quản lý dòng tiền

Trường hợp dư thừa vốn bằng tiền cũng nên cần chủ động xem xét khả năng sử dụng tiền đầu tư một cách thỏa đáng để tăng thêm mức sinh lời của đồng tiền.

Tất nhiên là khi vạch ra những biện pháp xử lý dòng tiền thừa hay thiếu cũng cần phải tính toán lại dòng tiền của dự báo lưu chuyển tiền tệ vì lý do khi thay đổi số tiền của một tháng nào đó sẽ tạo ra ảnh hưởng đến số tiền thừa thiếu trong những kỳ tiếp theo.

Do vậy, trong khi dự báo không phải bạn thực hiện một lần là có thể hoàn tất dự báo mà sau khi tính toán xong dự báo ban đầu (hay còn gọi là dự báo gốc), bạn cần phải đưa ra những đề xuất về các biện pháp xử lý số tiền thừa, thiếu cho mỗi kỳ, khi đó sẽ cần phải tính toán và điều chỉnh lại.

Liên hệ với SAPP qua Fanpage hoặc Website nếu cần bất cứ hỗ trợ nào nhé!

Fanpage: https://www.facebook.com/sapp.edu.vn

đăng ký khóa học cfa online

TIN TỨC LIÊN QUAN

Hệ thống trung tâm

Cơ sở 1: Tầng 8, Tòa nhà Đức Đại, số 54 Lê Thanh Nghị, quận Hai Bà Trưng Hà Nội.

Cơ sở 2: Tầng 2A, Tòa 27A2, chung cư Green Stars, số 234 Phạm Văn Đồng, phường Cổ Nhuế 1, quận Bắc Từ Liêm.

Cơ sở 3: Lầu 1, số 2A Lương Hữu Khánh, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1

CFA Institute does not endorse, promote, or warrant the accuracy or quality of the products or services offered by SAPP Academy. CFA®, Chartered Financial Analyst®, CFA Society® are trademarks owned by CFA Institute.

Copyright © 2021 SAPP Academy.