06 Tháng 06, 2022
Financial Reporting and Analysis là môn học thuộc chương trình CFA, cung cấp kiến thức về phân tích báo cáo tài chính - một trong những công việc quan trọng khi áp dụng vào thực tế làm nghề.
Trong hoạt động quản trị doanh nghiệp, việc phân tích báo cáo tài chính hàng kỳ có vai trò rất quan trọng. Dựa vào báo cáo Tài chính, các nhà quản trị sẽ nắm bắt được hiệu quả quá trình hoạt động vừa qua và ra quyết định đối với kỳ tới. Tuy nhiên, để hiểu được ý nghĩa của những con số thể hiện trên báo cáo, người đọc phải có kỹ năng vận dụng các công cụ, phương pháp để phân tích báo cáo, biến số liệu thành những thông tin khai thác được và có ích cho việc ra quyết định. Các bạn sẽ được tiếp cận những kỹ năng đó trong môn Financial Reporting and Analysis. Vậy, cụ thể hơn, môn học này đào tạo những nội dung gì? Hãy cùng SAPP Academy tìm hiểu sơ lược dưới đây!
Financial Reporting and Analysis hay còn có tên gọi mới được viện CFA đổi lại gần đây là Financial Statement Analysis. Thông thường, người trong nghề hay gọi là môn Phân tích báo cáo Tài chính. Trong môn học, các bạn sẽ được nghiên cứu chi tiết, cụ thể về hệ thống báo cáo Tài chính theo tiêu chuẩn quốc tế (IFRS). Đồng thời, một số kiến thức quan trọng có tính thực tiễn cao cũng được đề cập đến như: Phân tích thuế, hoạt động toàn cầu, nợ,...
Ngoài ra, trong môn học, người học sẽ được học thêm về chuẩn mực kế toán của quốc tế (IFRS) và của Mỹ (US GAAP).
Income Statement - Báo cáo kết quả kinh doanh: cho biết doanh thu và chi phí của doanh nghiệp sau 1 thời gian.
Các khoản mục trong báo cáo kết quả kinh doanh là: doanh thu, giá vốn hàng bán, lợi nhuận gộp, chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp, lợi nhuận ròng.
Balance sheet - Bảng cân đối kế toán
Bảng cân đối kế toán phản ánh tình hình tài chính của doanh nghiệp tại một thời điểm. Nó bao gồm: tài sản, nợ phải trả, vốn chủ sở hữu.
Cash flow statement – Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Trong báo cáo lưu chuyển tiền tệ, người học cần quan tâm đến nội dung 3 loại dòng tiền của doanh nghiệp bao gồm: dòng tiền từ hoạt động sản xuất kinh doanh, dòng tiền từ hoạt động đầu tư, dòng tiền từ hoạt động tài chính.
Financial ratio - Các chỉ số tài chính
Có 5 loại chỉ số tài chính: nhóm chỉ số hiệu quả hoạt động, nhóm chỉ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn, nhóm chỉ số khả năng thanh toán dài hạn, nhóm chỉ số lợi nhuận và nhóm chỉ số định giá.
=> Xem Thêm: #Khóa Học CFA Online Từ Cơ Bản Đến Nâng Cao Tại SAPP Academy
Level |
Tỷ trọng |
Level 1 |
5 - 8% |
Level 2 |
10 - 15% |
Level 3 |
35 - 40% |
Có thể thấy, môn Financial Reporting and Analysis chiếm tỷ trọng rất cao trong chương trình học CFA đặc biệt là ở Level 3. Bởi vậy, nếu muốn đạt điểm cao trong các kỳ thi cũng như gia tăng cơ hội pass từng level, thí sinh CFA phải nắm thật chắc kiến thức môn này. Bởi nếu để mất điểm các câu hỏi liên quan đến Financial Reporting and Analysis, bạn sẽ mất một số điểm lớn trong tổng điểm.
Nguồn tài liệu chính mà bạn nên sử dụng để học và ôn thi là sách giáo trình CFA Program Curriculum Ebook Information được cấp bởi hiệp hội CFA Hoa Kỳ. Tuy nhiên, sách giáo trình khá dài và không phải ai cũng có đủ kiên nhẫn để nghiên cứu hết, vậy nên, các bạn có thể tham khảo thêm bộ sách Schweser hoặc Wiley để đọc những kiến thức tóm tắt, bài tập ví dụ đi kèm lời giải thích để hiểu sâu sắc hơn về nội dung môn học.
Bên cạnh đó, bạn có thể tìm kiếm và tham khảo một số nguồn khác như: sách giáo trình Financial and Managerial Accounting của Warren hoặc các video trên Youtube như Chart of Accounts, General Journal, How to make Journal Entries.
Giảng viên CFA Nguyễn Đức Thái của học viện SAPP Academy đã có những chia sẻ học thi môn Financial Reporting and Analysis: “Môn này sẽ dễ dàng đối với những bạn đã học và có nền tảng về Kế toán, Kiểm toán. Đối với những bạn chưa từng học Kế toán thì sẽ khó khăn và mất nhiều thời gian hơn để nắm vững môn học này trong chương trình CFA. 1 tips để học môn này đó là tìm kiếm và nhờ những anh chị đã có kinh nghiệm làm việc liên quan đến kế toán, kiểm toán hướng dẫn, review lại từ kinh nghiệm làm việc thực tế, bạn sẽ dễ hiểu hơn rất nhiều. Bên cạnh đó, các bạn nên học các công thức theo trình tự logic để tăng khả năng ghi nhớ”.
Nên bắt đầu ôn thi từ sớm: Financial Reporting and Analysis là một môn khá dài và rất quan trọng. Bạn nên dành thời gian học từ sớm để đảm bảo nắm được hết lượng kiến thức của môn học đặc biệt là đối với những người chưa có nền tảng về Kế toán - Kiểm toán.
Nắm vững mối liên hệ giữa các chỉ tiêu thuộc 3 loại báo cáo tài chính quan trọng: Môn Financial Reporting and Analysis sẽ trở nên dễ dàng hơn đối với bạn khi nắm được cấu trúc của báo cáo kết quả kinh doanh (Income Statement), bảng cân đối kế toán (Balance sheet), báo cáo lưu chuyển tiền tệ (cash flow Statement) và các tương quan giữa chúng.
Không được bỏ qua phần nào trong môn học FRA: kiến thức FRA ở Level 1 là nền tảng cơ bản để các bạn tiếp cận với những level cao hơn. Level 1 sẽ cung cấp kiến thức chi tiết hơn so với level 2 và level 3. Nếu nắm được những nguyên tắc nền tảng, bạn sẽ vượt qua FRA dễ dàng hơn.
Hãy coi việc học FRA là gia tăng giá trị cho sự nghiệp, không chỉ để thi CFA: Kế toán tài chính cũng là một trong những kỹ năng cơ bản mà một nhà Phân tích tài chính cần có. Có trường hợp một số nhà phân tích được thăng chức lên cấp quản lý mà không cần có kiến thức về hoạt động của thẻ tín dụng và ghi nợ, tuy nhiên, kỹ thuật của những người này sẽ bị hổng, khó có thể lấp đầy và sửa chữa, khiến họ thiếu tự tin hơn trong quá trình làm nghề.
Khi học Financial Reporting and Analysis, bạn phải đặt mục tiêu là biết cách đọc cũng như phân tích giải thích 3 loại báo cáo tài chính.
Một số thuật ngữ phức tạp bạn cũng nên chú ý tới như: phân tích hàng tồn kho, phương pháp tính toán dòng tiền, ghi nhận doanh thu, số lượng cổ phiếu pha loãng, phân tích tài sản dài hạn và khấu hao, thuế.
Đặc biệt, những nội dung khó nhất trong môn FRA Level 1 bạn cần đầu tư thời gian để nghiên cứu nhiều hơn đó là: Nợ tài chính, những tài khoản ngoại bảng, tài sản cho thuê,... Đây đều là những nội dung phức tạp và thường hay xuất hiện trong các đề thi thử.
Trong Level 2, một số khái niệm quan trọng bạn cần để ý như: Kế toán đa quốc gia, kế toán hưu trí, Kỹ thuật báo cáo và phân tích tài chính, đầu tư liên ngành, tài sản tồn kho và tài sản dài hạn.
Bên cạnh đó, các bạn cũng cần chú trọng vào các tỷ số tính toán như: vòng quay phải thu, phải trả, vòng quay hàng tồn kho. Tuy những công thức này không quá phức tạp nhưng số lượng công thức khá nhiều, bởi vậy, bạn nên học một cách logic để nắm được bản chất, tránh học thuộc máy móc, học vẹt.
Financial Reporting and Analysis (hay Financial Statement Analysis) là một môn chiếm tỷ trọng khá lớn trong chương trình CFA. Nắm vững được FRA, bạn sẽ gia tăng cơ hội đạt điểm cao trong các kỳ thi. Hy vọng với những nội dung SAPP chia sẻ trên đây, bạn đã hiểu được sơ lược về môn học này.
Để học FRA hiệu quả, bạn sẽ cần phối hợp giữa học kiến thức lý thuyết và thực hành nhiều bài tập. Nếu bạn còn đang loay hoay về phương pháp và tài liệu học tập, bạn có thể tham khảo khóa học CFA Online tại SAPP để có định hướng học phù hợp nhất cho mình. Nhờ vào 3 đặc điểm “Trọn gói - Tiết kiệm - Cá nhân hóa”, các bạn sẽ được cung cấp lộ trình học tập phù hợp, chất lượng, được học linh hoạt thời gian với chi phí bỏ ra tiết kiệm.
Liên hệ với SAPP qua Fanpage hoặc Website nếu cần bất cứ hỗ trợ nào nhé!
Fanpage: https://www.facebook.com/sapp.edu.vn