messenger

Chat Face

zalo

Chat Zalo

phone

Phone

Gọi ngay: 0889 66 22 76
zalo

Đăng ký

Các Loại Rủi Ro Trong Đầu Tư Tài Chính Và Cách Phòng Tránh

11 Tháng 08, 2022

Các loại rủi ro trong đầu tư tài chính là gì? Làm thế nào để giảm thiểu tối đa rủi ro khi đầu tư? Cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết bên dưới nhé.

Nội dung bài viết:

Đối với bất cứ nhà đầu tư nào, khi đưa ra quyết định đầu tư vào một sản phẩm hay dịch vụ nào đó đều mong muốn hạn chế tối đa được rủi ro sau khi đầu tư. Hiểu rõ được những loại rủi ro thường gặp sẽ giúp các nhà đầu tư biết cách để phòng tránh để đảm bảo hoạt động đầu tư hiệu quả hơn. Vậy, các loại rủi ro trong đầu tư tài chính là gì? Làm thế nào để phòng tránh được rủi ro khi đầu tư? Hãy cùng SAPP Academy tìm hiểu ngay dưới đây!

1. Các loại rủi ro trong đầu tư Tài chính?

Trong đầu tư, có hai loại rủi ro chính là rủi ro hệ thống và rủi ro phi hệ thống. 

1.1. Rủi ro hệ thống

Rủi ro hệ thống có thể hiểu là toàn bộ những rủi ro xuất hiện trong mọi ngành nghề của thị trường chứng khoán. Đây là loại rủi ro bắt buộc phải tìm cách ngăn chặn, có thể giảm thiểu thông qua việc hình thành những chiến lược kinh doanh phù hợp.

Rủi ro hệ thống thường bao gồm các loại sau:

  • Rủi ro hàng hóa

Khi một người bỏ tiền ra cho một doanh nghiệp, đồng nghĩa với việc đang đầu tư vào hàng hóa, dịch vụ mà doanh nghiệp đang kinh doanh. Từ thực tiễn đó, có thể suy ra được rằng lợi nhuận mà nhà đầu tư nhận được nói riêng và thị trường chứng khoán nói chung sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều từ giá của hàng hóa đó.

Đặc biệt, đối với những sản phẩm thuộc ngành hàng có tác động trực tiếp đến kinh tế nhà nước như điện, xăng dầu,... thì ảnh hưởng của giá cả đến hiệu quả đầu tư cũng mạnh mẽ hơn rất nhiều.

các loại rủi ro trong đầu tư tài chính

=> Xem Thêm: #Lợi Ích Các Gói Combo Khóa Học CFA Online tại SAPP Academy

  • Rủi ro thanh khoản

Nếu bạn chưa biết thì tính thanh khoản là khả năng chuyển đổi thành tiền mặt của chứng khoán. Khi thị trường giao dịch của chứng khoán có biến động, tính thanh khoản của chứng khoán cũng theo đó mà thay đổi theo. Việc này sẽ khiến cho các nhà đầu tư không thể kiểm soát được những loại rủi ro trong đầu tư Tài chính. 

Để phòng tránh và kịp thời đối phó, nhà đầu tư cần nhận biết được dấu hiệu thị trường có khả năng xảy ra rủi ro thanh khoản, cụ thể:

- Nếu thanh khoản ở mức thấp: Thị trường không có hoặc rất ít giao dịch, các nhà đầu tư gặp khó khăn trong việc trao đổi cổ phiếu.

- Nếu thanh khoản ở mức cao: khối lượng giao dịch lớn, nhà đầu tư sẽ dễ dàng hơn trong việc trao đổi cổ phiếu.

  • Rủi ro mô hình

Đặt trong bối cảnh thị trường chung, mỗi doanh nghiệp sẽ xây dựng một mô hình kinh doanh khác nhau sao cho phù hợp và dễ thích ứng với thị trường. Song, dù mô hình kinh doanh lớn hay nhỏ thì đề đứng trước nguy cơ sẽ bị ảnh hưởng bởi rủi ro khi đầu tư Tài chính.

Để phòng tránh cũng như kịp thời đưa ra những giải pháp khi xảy ra rủi ro mô hình, doanh nghiệp nên lựa chọn kết hợp hình thức hoạt động nhiều mô hình.

  • Rủi ro lãi suất và rủi ro lạm phát

Sự biến động lãi suất của trái phiếu mà chính phủ phát hành được xem là một trong những nguyên nhân chính gây ra rủi ro lãi suất và rủi ro lạm phát khi đầu tư. 

Giá của chứng khoán và lãi suất trên thị trường vận động trái ngược nhau, do đó làm nảy sinh rủi ro lãi suất trong thị trường chứng khoán.

Cùng với đó, lạm phát là nguyên nhân khiến đồng tiền mất giá trị và làm sức mua của đồng tiền giảm so với trước. Lợi nhuận đầu tư cũng bởi vậy mà biến động theo.

1.2 Rủi ro phi hệ thống

  • Rủi ro xếp hạng

Thứ tự trên thị trường là điều mà doanh nghiệp nào cũng quan tâm. Việc doanh nghiệp được đưa ra đánh giá, so sánh với các đối thủ khác cùng ngành và xếp hạng là việc mà bất cứ tổ chức nào, hoạt động trong lĩnh vực nào cũng đều phải trải qua. 

Nhìn vào thứ tự trên thị trường, nếu thứ tự giảm so với những năm trước, giá cổ phiếu của công ty đó cũng có thể bị giảm.

Do đó, các doanh nghiệp luôn cố gắng cạnh tranh mạnh mẽ để có vị trí cao trên thị trường. Cũng nhờ sự cạnh tranh đó mà thị trường Tài chính mới có thể phát triển từng ngày.

  • Rủi ro kiểm toán

Rủi ro kiểm toán được đánh giá là một trong những loại rủi ro mà nhà đầu tư dễ gặp phải nhất trong quá trình đầu tư. Nguyên nhân dẫn đến rủi ro này xuất phát từ sự yếu kém trong việc kiểm kê chi phí và nguồn vốn. 

Điều này sẽ ảnh hưởng hưởng trực tiếp đến uy tín doanh nghiệp, kéo theo tình trạng giảm giá cổ phiếu. Để tránh được rủi ro này, các nhà đầu tư sẽ cần phải tích lũy thêm những kiến thức về kiểm toán khi thực hiện đánh giá nội bộ của doanh nghiệp.

  • Rủi ro lỗi thời

Nền kinh tế không ngừng phát triển, do đó, nếu doanh nghiệp không biết cách đổi mới qua từng ngày sẽ dễ bị tụt lại phía sau. 

Nguyên nhân dẫn đến việc doanh nghiệp bị giảm sút so với đối thủ cạnh tranh là do sản phẩm kinh doanh bị lỗi thời, trì trệ lợi nhuận,... Nếu như không có sự đổi mới, giá trị của cổ phiếu sẽ bị sụt giảm.

  • Rủi ro pháp lý

Rất nhiều nhà đầu tư khi mới bước chân vào thị trường chứng khoán gặp rủi ro pháp lý do thiếu kiến thức về luật Tài chính chứng khoán. Các doanh nghiệp hoạt động lâu năm cũng có thể bị ảnh hưởng bởi rủi ro này khi quy định về thuế của nhà nước có sự thay đổi. 

Để hạn chế không gặp rủi ro này khi đầu tư, cá nhân hay doanh nghiệp nên phổ cập kiến thức pháp lý cơ bản về đầu tư. 

  • Rủi ro truyền thông

Trong số các loại rủi ro, rủi ro truyền thông có thể coi là loại rủi ro nguy hiểm nhất. Bởi khi doanh nghiệp dính vào những lùm xùm ảnh hưởng đến hình ảnh thương hiệu, giá cổ phiếu sẽ giảm rất nhanh.

2. Cách phòng tránh rủi ro trong Đầu tư Tài chính

phòng tránh các loại rủi ro trong đầu tư tài chính

Để phòng tránh được rủi ro trong Đầu tư Tài chính, cá nhân hay doanh nghiệp có thể sử dụng một số phương pháp sau đây:

  • Đa dạng các danh mục đầu tư

Theo lời khuyên của một số chuyên gia, việc đa dạng danh mục đầu tư có thể giảm thiểu được rủi ro phi hệ thống. Bên cạnh đó, đây cũng là một cách để tối đa hóa lợi nhuận khi đầu tư đã được nhiều người áp dụng thành công.

  • Theo dõi, sớm phát hiện và đối phó với rủi ro phi hệ thống

Khác với rủi ro hệ thống, rủi ro phi hệ thống là loại mà nhà đầu tư hoàn toàn có thể đề phòng trước được. Thông qua việc cập nhật thông tin thị trường, nguồn tin từ các công ty đã được niêm yết trên thị trường chứng khoán, để ý đến các báo cáo tài chính đã có kiểm toán, doanh nghiệp hay nhà đầu tư có thể tính toán được những mã cổ phiếu mà có thể xảy ra rủi ro bất thường. 

  • Đầu tư có chiến lược dài hạn

Đầu tư dài hạn có thể sẽ giúp nhà đầu tư hạn chế được những rủi ro đến từ sự biến động giá trong ngắn hạn. Tuy nhiên, nếu muốn đầu tư dài hạn, nhà đầu tư cần phải đảm bảo kiến thức đầu tư, dám mạo hiểm và có sự kiên nhẫn nhất định để dõi theo những biến động của thị trường chứng khoán.

  • Lựa chọn công ty môi giới uy tín

Nếu như bạn mới bắt đầu đầu tư thì nên lựa chọn một công ty môi giới uy tín để có định hướng bước đầu khi quyết định để đầu tư. Đặt niềm tin đúng chỗ sẽ giúp bạn không chỉ mở mang kiến thức về đầu tư mà còn hạn chế rủi ro, tối đa lợi nhuận.

Tạm kết

Hạn chế tất cả các loại rủi ro trong đầu tư Tài chính là điều mà bất cứ doanh nghiệp, cá nhân nhà đầu tư nào cũng hướng đến. Hy vọng bài viết đã giúp bạn nhận biết được các loại rủi ro trong đầu tư Tài chính thường gặp và cách để phòng tránh chúng.

Nếu bạn có nhu cầu trang bị thêm kiến thức về Đầu tư nói riêng và Tài chính nói chung nhằm phục vụ cho quá trình đầu tư hiệu quả hơn, bạn có thể tích lũy thông qua chương trình CFA. Khóa học CFA Online tại SAPP Academy sẽ cung cấp cho bạn kiến thức CFA đạt chuẩn, hỗ trợ bạn trong việc chinh phục CFA để mở rộng con đường sự nghiệp lâu dài.

Với 3 tiêu chí “Trọn gói - Tiết kiệm - Cá nhân hóa”, bạn sẽ được tiếp cận CFA chất lượng, phù hợp với khả năng và tiết kiệm được thời gian, chi phí.

Liên hệ với SAPP qua Fanpage hoặc Website nếu cần bất cứ hỗ trợ nào nhé!

Fanpage: https://www.facebook.com/sapp.edu.vn

đăng ký khóa học cfa online

TIN TỨC LIÊN QUAN

Hệ thống trung tâm

Cơ sở 1: Tầng 8, Tòa nhà Đức Đại, số 54 Lê Thanh Nghị, quận Hai Bà Trưng Hà Nội.

Cơ sở 2: Tầng 2A, Tòa 27A2, chung cư Green Stars, số 234 Phạm Văn Đồng, phường Cổ Nhuế 1, quận Bắc Từ Liêm.

Cơ sở 3: Lầu 1, số 2A Lương Hữu Khánh, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1

CFA Institute does not endorse, promote, or warrant the accuracy or quality of the products or services offered by SAPP Academy. CFA®, Chartered Financial Analyst®, CFA Society® are trademarks owned by CFA Institute.

Copyright © 2021 SAPP Academy.