messenger

Chat Face

zalo

Chat Zalo

phone

Phone

Gọi ngay: 0889 66 22 76
zalo

Đăng ký

Big 4 Là Gì? Vì Sao Được Quan Tâm Từ Các Bạn Sinh Viên?

12 Tháng 07, 2022

Big 4 là gì? Vì sao lại nhận được nhiều sự quan tâm từ phía các bạn sinh viên như vậy? Không chỉ tại Việt Nam mà trên toàn thế giới ...

Nội dung bài viết:

Đối với những bạn theo học chuyên ngành Kế toán - Kiểm toán - Tài chính, chắc hẳn Big 4 không phải là thuật ngữ xa lạ. Ngay từ khi còn ở trong môi trường đại học, Big 4 đã trở thành mơ ước của rất nhiều bạn sinh viên không chỉ tại Việt Nam mà trên toàn thế giới. Vậy, Big 4 là gì? Vì sao lại nhận được nhiều sự quan tâm từ phía các bạn sinh viên như vậy? Hãy cùng SAPP Academy tìm hiểu chi tiết tại bài viết này.

Big 4 là một thuật ngữ dùng để chỉ 4 tập đoàn, công ty lớn nhất và có danh tiếng trong một lĩnh vực nhất định. Những công ty thuộc Big 4 phải là công ty dẫn đầu xu hướng và có quy mô lớn mạnh đồng thời phải giống nhau về mục đích hoạt động và xu hướng kinh doanh.

Thông thường, khi nhắc đến Big 4, người ta sẽ nghĩ ngay đến 4 công ty về kiểm toán hàng đầu trên toàn thế giới, gồm: PWC, EY, KPMG, Deloitte.

1.1. Các công ty Big4 Thế Giới

Nổi tiếng khắp thế giới với hơn 100 năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực Kiểm toán, Big 4 được thành lập bởi cha đẻ là William Welch Deloitte. Càng ngày, 4 công ty càng khẳng định được vị thế của mình trong lĩnh vực Kế toán - Kiểm toán - Tài chính và trở thành mục tiêu chinh phục của rất nhiều bạn sinh viên muốn theo đuổi lĩnh vực này.

các công ty Big 4 thế giới

=> Xem Thêm: #Lợi Ích Của Khóa Học CFA Online Tại SAPP Academy

  • PWC (PricewaterhouseCoopers)

PWC được thành lập với tên gọi ban đầu là William Cooper, chủ yếu  hoạt động kinh doanh. Sau đó, trải qua 7 lần đổi tên, PWC có tên gọi là Cooper Brothers.

Năm 1874, 3 ông lớn Price, Waterhouse và Holyland đã bắt tay với nhau để hợp tác đầu tư và đổi tên Cooper Brothers thành PriceWaterHouseCoopers. Để thuận lợi cho việc kinh doanh, đầu tư cũng như dễ dàng thu hút nhân lực, tên công ty đã được gọi tắt ngắn gọn là PWC.

Theo Wikipedia, tính đến thời điểm năm 2016, P&WC sở hữu mạng lưới các công ty tại 157 quốc gia trên thế giới với 743 địa điểm và 223.468 nhân viên. Theo thống kê năm 2017, doanh thu của công ty trên toàn cầu là 37.7 tỷ đô la. 

Với kinh nghiệm nhiều năm hoạt động, trong 7 năm liên tiếp, PWC là 1 trong tổng số 4 công ty về Kiểm toán hàng đầu trên thế giới và được công nhận là tập đoàn tư nhân lớn thứ 5 ở Mỹ.

  • EY (Ernst and Young)

EY là viết tắt của công ty Ernst and Young, được thành lập năm 1903 bởi Ernst và Arthur Young. Tập đoàn này có trụ sở chính ở Anh và chuyên cung cấp các dịch vụ liên quan đến kiểm toán, tài chính và thuế,...

Tính đến năm 2015, tổng tài sản ước tính của EY là 28.7 tỷ đô la với 700 chi nhánh ở 150 quốc gia trên toàn cầu. Tổng nhân viên tại EY rơi vào khoảng 200.000 nhân viên và được công nhận là tổ chức tư nhân lớn thứ 11 ở Mỹ vào năm 2015.

  • KPMG (Klynveld Peat Marwick Goerdeler)

KPMG được thành lập từ năm 1987 và có trụ sở chính ở Amstelveen, Hà Lan. Tập đoàn này có mạng lưới hoạt động tại 155 quốc gia trên thế giới vớ khoảng 189.000 nhân viên.

Phương châm hoạt động của KPMG là “đơn giản hóa” mọi thứ, gây ấn tượng đối với cả nhân viên và khách hàng. Tập đoàn này luôn định hướng nhân viên tìm ra cách giải quyết tình huống cho khách hàng thông minh và tiện nghi nhất. 

  • Deloitte

Cái tên cuối cùng trong Big 4 là Deloitte. Theo thống kê năm 2017, doanh thu của tập đoàn này là 38.8 tỷ USD. Với doanh số khủng như vậy, Deloitte luôn được đứng ở thứ hạng rất cao trong bảng xếp hạng Gartner. 

Năm 2012, Deloitte được đánh giá là tổ chức sở hữu số lượng khách hàng lớn nhất ở nước Anh và đến năm 2015, tập đoàn đã “bành trướng” quy mô sang Ấn Độ với mạng lưới 500 công ty hàng đầu về kiểm toán. 

1.2. Các công ty “Big4” Việt Nam

Tại Việt Nam, thuật ngữ Big 4 đôi khi cũng được sử dụng để chỉ 4 Ngân hàng lớn: BIDV, Agribank, Vietinbank và Vietcombank.

Đây là 4 ngân hàng hàng đầu tại Việt Nam với quy mô hoạt động rộng rãi và có doanh thu các năm lớn. 

Thông thường hàng năm, Big 4 sẽ có 2 kỳ tuyển dụng chính: kỳ tuyển dụng thực tập sinh vào tháng 8, tháng 9 và kỳ tuyển dụng nhân viên chính thức (Associate/Staff) vào thời gian tháng 3, tháng 4. Quy trình tuyển dụng thông thường sẽ có khoảng 4 - 5 vòng.

  • Vòng 1 - Vòng hồ sơ: Resume, Cover letter, bảng điểm

  • Vòng 2 - Vòng kiểm tra nhỏ: với vòng này, hình thức kiểm tra ở mỗi công ty sẽ rất đa dạng như: kiểm tra khả năng đọc, hiểu, tư duy, kiểm tra năng lực tư duy logic, kiểm tra khả năng tính toán nhanh,...

  • Vòng 3 - Vòng mô phỏng công việc: kiểm tra khả năng làm việc nhóm cũng như xử lý tình huống của ứng viên.

  • Vòng 4 - Vòng phỏng vấn với HR: phỏng vấn hành vi

  • Vòng 5 - Vòng phỏng vấn với Director/Partner & Manager: phỏng vấn bằng Tiếng Anh, kiểm tra kiến thức chuyên ngành.

quy trình tuyển dụng big4

Quy trình tuyển dụng của cả hai kỳ nhìn chung không có sự khác biệt quá nhiều. Tuy nhiên, xét về mức độ khó, thực tập sinh sẽ “dễ thở” hơn so với kỳ tuyển dụng nhân viên chính thức. Sau khi làm việc một thời gian, nếu làm tốt, thực tập sinh hoàn toàn có cơ hội thăng tiến lên làm nhân viên chính thức. 

Bên cạnh đó, với những ứng viên là sinh viên muốn ứng tuyển làm nhân viên chính thức, KPMG có thêm vòng mô phỏng công việc/phỏng vấn nhóm (work simulation) trước khi phỏng vấn với HR nhằm đánh giá kỹ năng làm việc nhóm của các ứng viên.

Ngoài hai kỳ tuyển dụng chính thức trên đây, các công ty thuộc Big 4 cũng nhân nhân viên/thực tập sinh qua đường giới thiệu từ phía nhân sự trong công ty (referral). Tuy nhiên, sau khi được nhân sự nội bộ giới thiệu, ứng viên vẫn sẽ phải làm các bài kiểm tra và trải qua những vòng phỏng vấn khác theo đúng quy trình.

Để tự tin ứng tuyển vào Big 4, ứng viên phải sở hữu đầy đủ kiến thức và kỹ năng nhất định. 

  • Về kiến thức và kết quả học tập:

Kết quả học tập là một trong những yếu tố nền tảng quan trọng nếu muốn ứng tuyển vào Big 4. Trong số các công ty thuộc Big 4, Deloitte và EY rất quan tâm đến kết quả học tập của ứng viên. Do đó, nếu bạn có ý định ứng tuyển vào 1 trong 2 tập đoàn này, bạn cần cố gắng học tập và tích lũy GPA (Điểm thang 4) cao. 

Trong vòng 1 - vòng hồ sơ, nhân sự sẽ đánh giá ứng viên thông qua GPA được thể hiện trong CV. Với những môn chuyên ngành liên quan đến kế toán, kiểm toán mà bạn có điểm cao hoặc thành tích xuất sắc, bạn có thể bổ sung vào CV như một điểm nổi bật để gây ấn tượng với người đọc CV.

Đối với KPMG và PwC, hai tập đoàn này quan trọng khả năng Tiếng Anh của ứng viên nhiều hơn. Tuy nhiên, thành tích học tập của ứng viên ít nhất cũng phải đạt Khá trở lên.

Bên cạnh đó, một điều kiện tiên quyết để ứng tuyển vào Big 4 chính là phải đảm bảo được kiến thức chuyên môn tốt. Bên cạnh việc đánh giá điểm số của bạn tại trường đại học, các công ty Big 4 cũng sẽ có bài test đầu vào riêng để kiểm tra kiến thức chuyên môn của bạn. Do đó, bạn nên hiểu bản chất và nắm thật chắc kiến thức, ngoài kiến thức giáo trình, bạn có thể tham khảo kiến thức của những chứng chỉ chuyên môn khác như ACCA, CFA,...

điều kiện tham gia tuyển dụng big 4

Về kỹ năng:

  • Kỹ năng giao tiếp và sử dụng ngôn ngữ Tiếng Anh

  • Kỹ năng tin học văn phòng

  • Kỹ năng làm việc nhóm

  • Kỹ năng thuyết trình, phản biện

  • Kỹ năng giải quyết tình huống

Về phẩm chất đạo đức:

  • Chăm chỉ, chịu được áp lực cao

  • Biết quan sát và tự học hỏi

  • Có tinh thần trách nhiệm đối với công việc

Thứ nhất, Big 4 là những công ty có tiếng tăm nhất định không chỉ tại thị trường Việt Nam mà còn thị trường quốc tế. Trở thành nhân sự trong Big 4 không chỉ giúp nâng cao giá trị mà còn giúp làm đẹp CV khi có kinh nghiệm làm việc trong tập đoàn kiểm toán lớn như Big 4.

Thứ hai, với vị trí thực tập sinh, Big 4 không yêu cầu kinh nghiệm quá nhiều kinh nghiệm, những bạn sinh viên chưa có nhiều kinh nghiệm làm việc cũng không bị đánh giá thấp. Thêm vào đó, nếu đủ tố chất vào Big 4, những “tấm chiếu mới” này sẽ được đào tạo và học việc bài bản.

Thứ ba, đối với các bạn trẻ, Big 4 không chỉ là nơi đem đến cơ hội phát triển rộng sự nghiệp rộng mở mà còn đem đến một mức lương hợp lý so với thị trường nói chung. Làm việc trong Big 4 một thời gian, nhân sự sẽ được nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng làm việc và càng lên vị trí cao, mức lương thưởng càng tăng. 

Thứ tư, các bạn trẻ muốn làm việc ở Big 4 chắc hẳn cũng bởi cơ hội được tăng cường vốn hiểu biết và mối quan hệ. Vốn hiểu biết ở đây không chỉ đơn thuần là hiểu biết về kiến thức chuyên môn mà còn là hiểu biết về văn hóa, lịch sử công ty, hiểu biết về thị trường,... Bên cạnh đó, tiếp xúc với những nhân sự khác làm việc trong Big4 sẽ giúp các bạn kết nối, mở rộng quan hệ với những người tài giỏi, tạo tiền đề cho việc phát triển sự nghiệp về lâu dài.

Cuối cùng, nhân sự càng làm việc với thời gian lâu thì yêu cầu của công ty càng cao, do đó, đòi hỏi nhân sự phải không ngừng “nâng cấp” bản thân bằng việc học tập và sở hữu chứng chỉ liên quan đến ngành như ACCA, MBA, CFA,... Do đó, dù sau này không làm việc ở Big 4 nữa nhưng bạn cũng dễ dàng kiếm được một công việc phù hợp với mức lương xứng đáng ở bất cứ doanh nghiệp nào trong ngành.

Tạm kết

Hy vọng từ những thông tin được SAPP chia sẻ trên đây, các bạn đã hiểu được Big 4 là gì và lý do các bạn sinh viên lại quan tâm cũng như mong muốn làm việc ở đây đến vậy. 

Nếu các bạn có ý định làm việc trong Big 4, hãy làm đẹp CV cho mình ngay từ bây giờ bằng việc có kết quả học tập thật tốt đồng thời có thể trang bị dần kiến thức từ những chứng chỉ liên quan đến ngành như ACCA, CFA,....

Nếu bạn quan tâm đến chứng chỉ CFA, có thể tham khảo khóa học CFA Online tại SAPP. Với CFA Online, bạn hoàn toàn có thể yên tâm về chất lượng đào tạo đạt chuẩn với mức chi phí bỏ ra tiết kiệm và linh hoạt thời gian học tập.

Liên hệ với SAPP qua Fanpage hoặc Website nếu cần bất cứ hỗ trợ nào nhé!

Fanpage: https://www.facebook.com/sapp.edu.vn

đăng ký khóa học cfa online

TIN TỨC LIÊN QUAN

Hệ thống trung tâm

Cơ sở 1: Tầng 8, Tòa nhà Đức Đại, số 54 Lê Thanh Nghị, quận Hai Bà Trưng Hà Nội.

Cơ sở 2: Tầng 2A, Tòa 27A2, chung cư Green Stars, số 234 Phạm Văn Đồng, phường Cổ Nhuế 1, quận Bắc Từ Liêm.

Cơ sở 3: Lầu 1, số 2A Lương Hữu Khánh, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1

CFA Institute does not endorse, promote, or warrant the accuracy or quality of the products or services offered by SAPP Academy. CFA®, Chartered Financial Analyst®, CFA Society® are trademarks owned by CFA Institute.

Copyright © 2021 SAPP Academy.