messenger

Chat Face

zalo

Chat Zalo

phone

Phone

Gọi ngay: 19002225
zalo

Đăng ký

#Vốn Hóa Là Gì? Nhà Đầu Tư Cần Biết Gì Về Vốn Hóa Thị Trường?

21 Tháng 02, 2023

Vốn hóa là một thuật ngữ quen thuộc được sử dụng nhiều trong báo cáo tài chính. Vậy cụ thể vốn hóa là gì? Các nhà đầu tư cần biết gì về vốn hóa thị trường khi đầu tư.

Nội dung bài viết:

Trên thị trường chứng khoán, vốn hóa của một cổ phiếu và vốn hóa thị trường là các thuật ngữ thường xuyên được nhắc đến trong những hoạt động kinh doanh đầu tư. Hiểu khái niệm vốn hóa là gì, nắm chắc đặc điểm, vai trò của nó giúp các nhà đầu tư đưa ra được những quyết định và nhận xét đúng đắn. Thông qua bài viết này, SAPP sẽ giúp bạn hiểu rõ các khái niệm trên!

1. Vốn hóa thị trường là gì?

Vốn hóa thị trường (hay Market Capitalization) là tổng giá trị hiện tại của tất cả các cổ phiếu đang được công ty lưu hành trên thị trường. Cũng có thể hiểu, vốn hóa thị trường của một doanh nghiệp xác định bằng tổng số tiền phải bỏ ra để mua lại doanh nghiệp đó theo giá thị trường ngay tại thời điểm mua. 

Giá trị của vốn hóa thị trường phụ thuộc vào số lượng cổ phiếu đang lưu hành và giá thị trường của cổ phiếu. Trong đó, giá cổ phiếu chịu tác động bởi một số yếu tố như yếu tố cung cầu, lãi suất, lạm phát,… Do đó, giá trị vốn hóa thị trường của một doanh nghiệp có thể biến động tăng giảm theo từng mốc thời điểm khác nhau chứ không hoàn toàn phụ thuộc vào giá trị thực sự hay hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó.

Chẳng hạn: Giả sử công ty A có 2.000 cổ phiếu, vào ngày 1/11, giá cổ phiếu công ty là 30.000 VNĐ/cổ phiếu và vốn hóa của công ty đó là 60 tỷ VNĐ. Tuy nhiên, vào ngày 1/12, giá cổ phiếu công ty là 35.000 VNĐ/ cổ phiếu. Vậy vốn hóa của công ty cũng thay đổi từ 60 tỷ VNĐ lên 70 tỷ VNĐ.

vốn hóa thị trường

=> Xem thêm: Học CFA Online: Cải Thiện Kỹ Năng Đầu Tư Với Chứng Chỉ Quốc Tế

2. Ý nghĩa của vốn hóa thị trường

Đối với các nhà đầu tư lớn, nhà đầu tư chuyên nghiệp hay một số quỹ đầu tư thì giá trị vốn hóa thị trường là một trong những yếu tố đầu tiên họ quan tâm. Bởi vốn hóa thị trường của một doanh nghiệp thể hiện được quy mô hoạt động của doanh nghiệp đó thông qua số lượng cổ phiếu đang lưu hành. Đồng thời, thị giá cổ phiếu cũng biểu hiện cho vị thế ngành, tiềm năng tăng trưởng hay sự đánh giá của thị trường đối với doanh nghiệp này. 

Bên cạnh đó, với quy mô vốn hóa lớn sẽ giúp nhà đầu tư lớn tránh được các rủi ro thanh khoản của cổ phiếu trên thị trường. Điều này giúp cổ đông và các nhà đầu tư thoái vốn nhanh chóng và không mất quá nhiều chi phí khi thực hiện thoái vốn. 

Các công ty có vốn hóa cao thường sẽ đáng tin cậy và có xu hướng rủi ro thấp hơn và ngược lại. Chính vì thế, các nhà đầu tư cá nhân, tổ chức cần phải đa dạng hóa danh mục đầu tư sao cho hiệu quả, tối ưu nhất nhằm đem lại mức lợi nhuận cao nhưng vẫn trong rủi ro chấp nhận.

3. Các nhân tố ảnh hưởng đến vốn hóa thị trường

Vốn hóa thị trường bị ảnh hưởng bởi hai yếu tố chính, đó là số lượng cổ phiếu đang lưu hành và thị giá của cổ phiếu đó. 

Khi giá cổ phiếu của doanh nghiệp trên thị trường bị biến động, dù tăng lên hay giảm xuống cũng sẽ khiến cho vốn hóa thị trường của doanh nghiệp đó thay đổi theo. Điều tương tự cũng xảy ra trong trường hợp số lượng cổ phiếu đang lưu hành của doanh nghiệp thay đổi.

Giả sử giá của cổ phiếu là không đổi, nếu doanh nghiệp phát hành thêm cổ phiếu thì vốn hóa thị trường của công ty tăng, trong khi nếu công ty mua lại cổ phiếu thì sẽ làm cho vốn hóa giảm đi.

Tuy nhiên, các nhà đầu tư cũng cần lưu ý rằng vốn hóa thị trường sẽ không bị ảnh hưởng bởi tác động của việc chia tách cổ phiếu. Khi một cổ phiếu được chia tách thì số lượng cổ phiếu tăng lên đồng thời thị giá của nó sẽ giảm theo tỷ lệ tương ứng. Do đó, mức vốn hóa vẫn giữ nguyên không đổi.

Chẳng hạn, một công ty A quyết định chia tách cổ phiếu với tỷ lệ 1:3, điều này có nghĩa là tổng số lượng cổ phiếu của công ty sẽ tăng lên 4 lần. Những cổ đông hiện hữu sẽ nhận được thêm ba cổ phiếu cho mỗi một cổ phiếu mà họ sở hữu. Lúc này, thị giá của mỗi cổ phiếu sẽ giảm xuống còn một phần tư so với giá ban đầu. Do đó, có thể thấy tuy khối lượng cổ phiếu lưu hành tăng nhưng giá trị vốn hóa thị trường của công ty A là không đổi.

vốn hóa là gì

4. Phân biệt vốn hóa thị thường và vốn chủ sở hữu

Đều là vốn nhưng vốn hóa thị trường và vốn chủ sở hữu có rất nhiều điểm khác biệt và được phân biệt rõ ràng như sau:

  • Vốn hóa thị trường là căn cứ để nhà đầu tư xem xét quy mô hoạt động và đánh giá của thị trường lên cổ phiếu của một doanh nghiệp. Nó phụ thuộc vào thị giá của cổ phiếu và khối lượng cổ phiếu của doanh nghiệp đang lưu hành trên thị trường chứng khoán. Do thị giá của cổ phiếu thường xuyên chịu các biến động của thị trường chứng khoán theo thời gian, nên vốn hóa thị trường của doanh nghiệp cũng thường xuyên bị thay đổi.

  • Vốn chủ sở hữu là một căn cứ để xác định được giá trị thực của một doanh nghiệp. Vốn chủ sở hữu phụ thuộc vào những loại tài sản của công ty chứ không phụ thuộc vào thị giá cổ phiếu. Ngoài ra, vốn chủ sở hữu không chịu tác động theo thời gian như vốn hóa thị trường.

5. Top 10 cổ phiếu vốn hóa lớn nhất thị trường hiện nay

Khi đầu tư chứng khoán, các nhà đầu tư phải xem xét vốn hóa của một công ty, doanh nghiệp như một trong các tiêu chí hàng đầu quyết định có đầu tư hay không. Thông thường, top các cổ phiếu Blue Chip, Large Cap hoặc VN30 sẽ có mức vốn hóa lớn. Dưới đây là bảng xếp hạng top 10 cổ phiếu có vốn hóa thị trường lớn nhất trên sàn chứng khoán Việt Nam.

STT

Doanh nghiệp

Mã chứng khoán

Lĩnh vực hoạt động

Giá trị vốn hóa (nghìn tỷ đồng)

1

Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam

VCB

Dịch vụ tài chính

319,444

2

Công ty Cổ phần Vinhomes

VHM

Bất động sản

214,670

3

Tập đoàn Vingroup

VIC

Xây dựng và Bất động sản

220,445

4

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam

BID

Tài chính và Bảo hiểm

164,907

5

Tổng Công ty Khí Việt Nam

GAS

Phân phối khí đốt thiên nhiên

210,917

6

Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát

HPG

Sản xuất các sản phẩm kim loại cơ bản

108,155

7

Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam

TCB

Tài chính và Bảo hiểm

88,634

8

Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam

VNM

Sản xuất thực phẩm

159,672

9

Công ty Cổ phần Tập đoàn Masan

MSN

Sản xuất thực phẩm

116,603

10

Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng

VPB

Tài chính và Bảo hiểm

71,160

Thông qua bài viết này, SAPP hy vọng các nhà đầu tư đã có thêm kiến thức về vốn hóa, vốn hóa thị trường và top các cổ phiếu có vốn hóa lớn trên thị trường. Chúc bạn đầu tư thành công!

TIN TỨC LIÊN QUAN

Hệ thống trung tâm

Cơ sở 1: Tầng 8, Tòa nhà Đức Đại, số 54 Lê Thanh Nghị, quận Hai Bà Trưng Hà Nội.

Cơ sở 2: Tầng 2A, Tòa 27A2, chung cư Green Stars, số 234 Phạm Văn Đồng, phường Cổ Nhuế 1, quận Bắc Từ Liêm.

Cơ sở 3: Lầu 1, số 2A Lương Hữu Khánh, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1

CFA Institute does not endorse, promote, or warrant the accuracy or quality of the products or services offered by SAPP Academy. CFA®, Chartered Financial Analyst®, CFA Society® are trademarks owned by CFA Institute.

Copyright © 2021 SAPP Academy.