14 Tháng 02, 2023
Tài chính công là gì? Nội dung, đặc điểm và vai trò của tài chính công đối với nền kinh tế ra sao. Tìm hiểu ngay trong bài viết sau.
Tài chính công chính là tổng hợp tất cả các hoạt động thu chi được sử dụng bằng tiền do nhà nước tiến hành. Tài chính công phản ánh hệ thống các mối quan hệ kinh tế nảy sinh trong quá trình tạo lập cũng như sử dụng các quỹ công. Cùng SAPP tìm hiểu kỹ hơn về khái niệm tài chính công cũng như đặc điểm và vai trò của tài chính công trong nền kinh tế.
Tài chính công (tiếng anh: Public Finance) là một thuật ngữ nói đến tất cả các hoạt động thu/chi được sử dụng bằng tiền do nhà nước tiến hành. Tài chính công sẽ phản ánh được hệ thống những mối quan hệ kinh tế xảy ra trong quá trình tạo lập và sử dụng các quỹ công.
Mục tiêu chung của hoạt động tài chính công đó chính là phục vụ cho việc thực hiện các chức năng của nhà nước. Đồng thời đáp ứng được nhu cầu cũng như lợi ích chung của toàn xã hội.
Ngân sách nhà nước đóng có vai trò cốt yếu trong tài chính công. Nguồn thu của ngân sách sẽ đến từ mọi lĩnh vực kinh tế, xã hội,… mà nguồn chủ yếu là thuế. Việc chi tiêu ngân sách nhằm duy trì được sự tồn tại, hoạt động của bộ máy nhà nước, phục vụ thực hiện những chức năng quan trọng của nhà nước.
=> Xem thêm: Trở Thành Nhà Đầu Tư Chuyên Nghiệp Với Khóa Học CFA Online
Chính là một hoạt động đi vay và cho vay của nhà nước. Hoạt động này nhằm hỗ trợ cho ngân sách nhà nước trong trường hợp cần thiết. Khi nhà nước tiến hành động viên các nguồn tài chính tạm thời của chủ thể kinh tế trong xã hội, nhằm đáp ứng được nhu cầu về nguồn nhà nước để thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế.
Hoạt động đi vay được thông qua hình thức phát hành trái phiếu chính phủ, tín phiếu kho bạc nhà nước, trái phiếu kho bạc, trái phiếu đô thị, công trái quốc gia và cuối cùng là trái phiếu công trình.
Đây chính là các quỹ tiền tệ tập trung do nhà nước thành lập, quản lý, sử dụng để cung cấp nguồn lực tài chính, xử lý tất cả biến động bất thường trong quá trình phát triển kinh tế xã hội. Mục tiêu của các quỹ này chính là hỗ trợ ngân sách nhà nước nếu xảy ra những khó khăn về tài chính.
Việc thành lập các quỹ sẽ phải có nguồn tài chính – được huy động đến từ các nguồn trong xã hội và trích một phần từ ngân sách nhà nước. Có thể kể đến như các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách như Quỹ dự trữ nhà nước, quỹ dự trữ tài chính, quỹ bảo vệ môi trường, quỹ dự trữ ngoại hối,… Đặc biệt, các quỹ này sẽ không chịu sự điều chỉnh của luật ngân sách nhà nước mà tuân theo quy định riêng.
Hoạt động tài chính công cần phải tuân thủ chặt chẽ nguyên tắc công khai, minh bạch do nó liên quan đến mọi tổ chức, cá nhân trong xã hội. Nguyên tắc quan trọng chính là dân chủ trong mọi hoạt động của nhà nước, tại đó mức độ tham gia và hưởng thụ của công dân trong hoạt mọi động tài chính nhà nước, sẽ không phải phụ thuộc vào khả năng đóng góp của bản thân họ.
Nhà nước chính là cơ quan quyền lực cao nhất và là chủ thể duy nhất có quyền đưa ra quyết định đối với tài chính công. Chính vì vậy, tùy vào quan điểm và mục tích kinh tế - xã hội của từng thời kỳ, Nhà nước sẽ có những quyết định khác nhau.
Giữa Nhà nước và các chủ thể khác trong nền kinh tế luôn có sự tác động qua lại với nhau. Nghĩa vụ của tài chính công ở đây chính là sự phân phối nền tài chính quốc gia với mục đích cuối cùng nhất chính là bảo đảm toàn xã hội đều được tối đa hoá lợi ích của mình.
Không thể đánh giá được sự hiệu quả hoạt động thu chi của Nhà nước. Tuy nhiên, có thể đánh giá được tương đối thông qua sự thay đổi của những chỉ tiêu kinh tế - xã hội như là: tốc độ tăng trưởng kinh tế, tỷ lệ hộ nghèo, trình độ văn hoá - giáo dục,...
Hoạt động thu chi tài quỹ công của chính phủ bao trùm trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hoá, giáo dục,... Chính vì thế, tài chính công ảnh hưởng phạm vi rất rộng, tới hầu hết các chủ thể nằm trong nền kinh tế. Tuy nhiên, sẽ có sự thay đổi về phạm vi và mức độ ảnh hưởng của tài chính công, phụ thuộc vào thời kì kinh tế - xã hội của từng quốc qua và vào từng thời kỳ khác nhau.
Trong nền kinh tế có hai loại hàng hóa đó chính là hàng hóa tư nhân và hàng hóa công cộng. Hàng hóa tư nhân thì có một loại độc quyền đối với chính nó. Còn đối với hàng hóa công cộng thì không độc quyền.
Chức năng phân bổ của tài chính công liên quan tới việc phân bổ các nguồn hàng hóa công cộng. Chính phủ sẽ thực hiện một số chức năng như là: duy trì luật pháp, trật tự và phòng chống lại cuộc tấn công của nước ngoài, cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe y tế và giáo dục. Việc thực hiện chức năng phân bổ yêu cầu có một quy mô lớn và phải được phân bổ một cách hiệu quả.
Ở các quốc gia trên thế giới luôn luôn có sự chênh lệch về thu nhập và sự giàu có. Những bất bình đẳng này góp phần gây ra thiệt hại cho xã hội và khiến cho tỷ lệ tội phạm của đất nước tăng. Chức năng phân phối của tài chính công đó chính là giảm thiểu về những bất bình đẳng trong xã hội ngày càng nhiều càng tốt thông qua việc phân bổ lại thu nhập và của cải.
Nền kinh tế sẽ phải trải qua thời kỳ bùng nổ và suy thoái, đây sẽ được gọi là một chu kỳ kinh doanh bình thường. Tuy nhiên những giai đoạn này lại tạo ra một sự bất ổn trong nền kinh tế. Chính vì thế chức năng bình ổn cả tài chính công đó là loại bỏ hoặc ít nhất là làm giảm đi những biến động kinh doanh này.
Khi xem xét đến đặc điểm, cần phân tích các thành phần của nguồn tài chính công. Các thành phần sẽ bao gồm những hoạt động liên quan đến việc thu ngân sách, chi tiêu hỗ trợ xã hội và thực hiện các chiến lược tài trợ.
Thu thuế: Nguồn thu chính của nhà nước bao gồm thuế thu nhập, thuế tài sản, thuế bất động sản, thuế bán hàng, …
Ngân sách: Là kế hoạch thể hiện những gì mà Chính phủ định chi tiêu trong một năm tài chính.
Các khoản chi tiêu: Gồm những gì mà Chính phủ thực hiện chi tiền như chương trình xã hội, cơ sở hạ tầng, giáo dục,y tế … Phần lớn các chi tiêu này sẽ ở hình thức phân phối lại thu nhập hoặc của cải nhằm mục đích mang đến lợi ích cho xã hội.
Thâm hụt/thặng dư: Nếu Chính phủ thực hiện thu nhiều hơn chi thì doanh thu sẽ đạt được thặng dư. Ngược lại nếu chi nhiều hơn thu sẽ gây ra thâm hụt.
Mục đích chính của tài chính công là duy trì hoạt động của bộ máy nhà nước để đảm nhiệm hiệu quả được các chức năng của Nhà nước đối với xã hội. Khác với tài chính tư với mục đích lợi nhuận hoặc thỏa mãn nhu cầu cá nhân, mục đích của tài chính công đó là nhằm đảm bảo sự tồn tại vững chắc của quốc gia về phương diện chính trị, phát triển kinh tế và nâng cao được phúc lợi xã hội cho công dân của mình
Tài chính công chủ yếu được thực hiện thông qua hình thức cơ chế quyền lực nhà nước mà không phải cơ chế thỏa thuận. Các quyết định thu thuế hay phân bổ ngân sách đều được thực hiện dưới hình thức quyết định của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Đối với tài chính công, nguồn vốn chủ yếu mà nhà nước có được là đến từ sự đóng góp không hoàn trả của cá nhân và tổ chức trong xã hội dưới hình thức thuế và các hình thức khác và sau đó, nguồn vốn này được phân bổ lại cho xã hội. Đối với tài chính tư, nguồn vốn chủ yếu có được đến từ sự thu nhập và việc phân bố lại cũng hạn chế.
Hoạt động tài chính công phải được tuân thủ chặt chẽ các nguyên tắc công khai minh bạch do liên quan đến tất cả các tổ chức, cá nhân có trong xã hội, còn hoạt động tài chính tư thì việc công khai cũng được thể hiện nhưng đối với yêu cầu thấp hơn.
Hoạt động tài chính công phải được thể hiện nguyên tắc dân chủ trong hoạt động của Nhà nước. Tại đó mức độ tham gia và thụ hưởng của công dân trong hoạt động tài chính nhà nước mà hầu như không phụ thuộc vào khả năng đóng góp của bản thân họ. Trong khi đó nguyên tắc này rất hạn chế đối với việc hoạt động tài chính tư.
Kết luận: Hy vọng những nội dung trên đã giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về tài chính công là gì và vai trò của nó đối với nền kinh tế. Đừng quên theo dõi SAPP để đọc thêm nhiều bài viết về đầu tư, tài chính thú vị nhé!