08 Tháng 02, 2023
Suy thoái kinh tế là nỗi lo thường trực của nhiều quốc gia hiện nay. Vậy suy thoái kinh tế là, biểu hiện, nguyên nhân và hậu quả suy thoái kinh tế ra sao?
Trái ngược với thời kỳ hưng thịnh chính là lúc nền kinh tế bị suy thoái. Suy thoái kinh tế sẽ gây ảnh hưởng tới đời sống của người dân. Do vậy, Chính phủ của mỗi quốc gia đều phải luôn cố gắng để đưa kinh tế phát triển, giảm thiểu mọi khả năng gây ra khủng hoảng, suy thoái. Trong bài viết này, hãy cùng với chúng tôi tìm hiểu về suy thoái kinh tế là gì và những thông tin có liên quan nhé!
Suy thoái kinh tế (tiếng Anh: Recession/Economic Depression) chính là sự suy giảm đáng kể của tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hoặc là những hoạt động kinh tế của một quốc gia trong một khoảng thời gian kéo dài.
Trong nền kinh tế học vĩ mô, suy thoái kinh tế chính là sự suy giảm của tổng sản phẩm quốc nội (GDP) thực trong một khoảng thời gian từ hai quý liên tiếp trở lên trong năm, tương đương với tốc độ tăng trưởng âm từ hai quý liên tiếp. Nhưng định nghĩa này không được phổ biến cho lắm.
Nếu như suy thoái kinh tế ở mức nghiêm trọng và lâu dài thì biến thành khủng hoảng kinh tế dẫn đến sự sụp đổ kinh tế.
Đặc điểm của nền kinh tế thị trường chính là tăng giảm theo chu kỳ kinh tế, sự suy giảm những hoạt động kinh tế thường sẽ không xảy ra. Có rất nhiều tranh luận xoay quanh vấn đề khuếch đại chu kỳ kinh tế, để Chính phủ can thiệp vào điều hòa kinh tế hoặc là thậm chí là tự tạo ra chu kỳ kinh tế.
Có rất nhiều quan điểm khác nhau liên quan đến nguyên nhân dẫn tới suy thoái kinh tế.
Các nhà kinh tế học theo trường phái kinh tế Áo giữ quan điểm, căn nguyên của việc này đến từ lạm phát, giá cả leo thang khiến cho đồng tiền mất giá. Đây chính là cơ chế tự nhiên của thị trường nhằm điều chỉnh lại nguồn lực bị sử dụng không hiệu quả trong giai đoạn tăng trưởng.
Còn theo các nhà kinh tế học của chủ nghĩa Keynes và lý thuyết chu kỳ kinh tế thực thì nhận định chính các yếu tố như: giá cả, thiên tai, thời tiết, dịch bệnh, chiến tranh… đã tác động đến nền kinh tế gây suy thoái.
Một số học giả khác theo thuyết tiền tệ thì lại cho rằng nguyên nhân suy thoái kinh tế do sự yếu kém trong quản lý tiền tệ.
Suy thoái kinh tế sẽ dẫn đến những hậu quả như sau:
Suy thoái kinh tế mặc dù vô cùng nghiêm trọng, nhưng, nếu như tỉnh táo và bình tĩnh thì nhà đầu tư vẫn có thể thu được lợi nhuận trong hoàn cảnh này. Một vài lĩnh vực mà bạn có thể cân nhắc đầu tư khi suy thoái kinh tế xảy ra như vàng, những mặt hàng tiêu dùng thiết yếu, chăm sóc sức khỏe, dịch vụ tiện ích xã hội, công nghệ thông tin…
Đầu tiên chính là sự thay đổi của lãi suất trái phiếu: Các chuyên gia kinh tế theo dõi đường cong lãi suất trái phiếu (tiếng Anh là yield curve) từ đó phát hiện ra được tín hiệu của cuộc suy thoái, vì nó phản ánh tác động của thị trường đối với nền kinh tế.
Nguyên tắc là lãi suất dài hạn sẽ cao hơn so với lãi suất ngắn hạn, nhưng khi lãi ngắn hạn cao hơn lãi dài hạn thì đường cong lãi suất sẽ đảo ngược đồng nghĩa với tăng trưởng kinh tế âm.
Lạm phát chính là nguyên nhân chủ yếu. Khi lạm phát tăng lên, lượng trái phiếu mua vào nhiều hơn nhằm mục đích để lấy lãi suất bù đắp cho khoản mất giá.
*Lưu ý: Đường cong lãi suất trái phiếu là đường biểu thị những mức lãi suất khác đối với những khoản vay có giá trị như nhau nhưng khác kỳ hạn.
Thứ hai, thắt chặt tín dụng: Nếu như suy thoái sắp xảy ra thì việc vay vốn vô cùng khó khăn, những ngân hàng sẽ thắt chặt những chính sách cho vay vì họ nhận thấy được các rủi ro trong tương lai, hoạt động kinh tế sẽ theo chiều hướng đi xuống rõ rệt.
Dấu hiệu thứ ba, tâm lý trong kinh doanh: Chính sự bất ổn, chiến tranh và giá cả nguyên vật liệu leo thang vô hình chung khiến cho các nhà đầu tư dè dặt trong việc góp vốn, không đặt nhiều niềm tin vào kinh tế toàn cầu. Suy thoái sẽ dẫn đến giảm thiểu chi tiêu vốn, về lâu dài thì gây ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh và nhu cầu sử dụng lao động của những tổ chức.
Thứ tư đó là nợ xấu trên đà gia tăng: Lạm phát tăng làm tăng cao nguy cơ nợ xấu khi mà mức lương thấp, tình trạng thiếu việc làm, thất nghiệp. Không chỉ cá nhân đi vay và cả Chính phủ nếu như thiếu ngân sách chi cho quốc gia cũng phải đi vay những nước khác. Nếu như tình huống này kéo dài, nền kinh tế quốc gia không có chuyển biến tích cực thì chắc chắn sẽ dẫn tới kết cục suy thoái.
Thứ năm, biến động của thị trường lao động: Nếu như số liệu người hưởng trợ cấp thất nghiệp cao thì có thấy rằng nền kinh tế đang trong tình trạng không khả quan. Trong giai đoạn khó khăn, nhiều doanh nghiệp sẽ hạn chế hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc bị phá sản hay giải thể, dẫn đến việc tái cơ cấu nguồn lao động, phải cắt giảm nhân sự. Đây cũng là một biểu hiện mầm mống của một cuộc suy thoái sắp diễn ra.
Ngoài ra, dữ liệu tiền lương tháng sẽ thể hiện rõ ràng tình hình của thị trường lao động. Khi tiền lương thấp thì họ cũng sẽ chi ít hơn, tăng trưởng kinh tế cũng theo đó giảm.
Trên đây là bài viết có chứa những thông tin tổng quan về suy thoái kinh tế. Hy vọng rằng qua bài viết này, bạn đọc đã có thể được câu trả lời cho câu hỏi: suy thoái kinh tế là gì, nguyên nhân, dấu hiệu và hậu quả của nó đến thị trường. Từ đó có thể hiểu rõ kinh tế suy thoái thì nên đầu tư những gì và xây dựng được danh mục đầu tư hiệu quả nhất, dù kinh tế có đang suy giảm hay là không. Chúc bạn thành công!