messenger

Chat Face

zalo

Chat Zalo

phone

Phone

Gọi ngay: 19002225
zalo

Đăng ký

Ngành Kinh Tế Quốc Tế Là Gì? Ra Trường Làm Gì?

21 Tháng 12, 2023

Ngành Kinh tế quốc tế mang đến rất nhiều cơ hội việc làm cho sinh viên sau tốt nghiệp. Bạn đang muốn hiểu rõ hơn trước khi quyết định theo học?

Nội dung bài viết:

Ngành Kinh tế quốc tế là cánh cửa mở ra thế giới kinh doanh toàn cầu và đang nhận được rất nhiều sự quan tâm. Đối diện với những thách thức và cơ hội của sự toàn cầu hóa, ngành này là nền tảng giúp sinh viên xây dựng sự hiểu biết vững chắc về cách kinh tế các quốc gia tương tác và hợp tác. Hãy cùng SAPP Academy khám phá hành trình học tập và những cơ hội nghề nghiệp mà ngành Kinh tế quốc tế mang lại sau những năm đào tạo chuyên sâu nhé!

1. Ngành kinh tế quốc tế là gì?

Ngành học kinh tế quốc tế là một chương trình đào tạo tại các trường đại học và viện đào tạo. Ngành học này đang là lựa chọn phổ biến cho những người quan tâm đến mối quan hệ kinh tế giữa các quốc gia và mong muốn tham gia vào môi trường kinh doanh toàn cầu. 

Ngành tập trung vào việc nắm vững kiến thức và kỹ năng liên quan đến quản lý kinh tế trong bối cảnh toàn cầu. Sinh viên sẽ được đào tạo để hiểu và ứng dụng các nguyên tắc kinh tế quốc tế, thương mại quốc tế, và đầu tư quốc tế.

2. Ngành kinh tế quốc tế học những môn gì?

Ngành kinh tế quốc tế học những môn gì

Ngành Kinh tế quốc tế cung cấp một chương trình học đa dạng. Sinh viên sẽ được học các môn học từ nền tảng đến chuyên ngành. Từ đó, hiểu rõ về tương tác kinh tế giữa các quốc gia và chuẩn bị cho công việc trong môi trường kinh doanh toàn cầu. 

Dưới đây là một số môn học phổ biến trong ngành này:

  • Thương mại quốc tế: Nghiên cứu về các nguyên tắc cơ bản của thương mại quốc tế và các vấn đề liên quan đến chính sách thương mại, thuế quan và quy tắc WTO.

  • Quản lý doanh nghiệp quốc tế: Học về chiến lược quốc tế, quản lý chuỗi cung ứng toàn cầu và các phương pháp quản lý rủi ro trong môi trường đa văn hóa.

  • Marketing quốc tế: Phân tích chiến lược tiếp thị quốc tế, hiểu về văn hóa và thị trường để phát triển kế hoạch tiếp thị toàn cầu.

  • Nghiên cứu thị trường quốc tế: Phát triển kỹ năng nghiên cứu thị trường, đánh giá xu hướng toàn cầu và phân tích dữ liệu để hỗ trợ quyết định chiến lược.

  • Ngôn ngữ và văn hóa trong kinh doanh quốc tế: Học về tầm quan trọng của ngôn ngữ và văn hóa trong giao dịch kinh doanh quốc tế.

  • Kinh tế phát triển: Nghiên cứu về các vấn đề liên quan đến sự phát triển kinh tế và chính sách kinh tế quốc tế để hỗ trợ sự phát triển bền vững.

Những môn học này giúp sinh viên có cái nhìn toàn diện về ngành Kinh tế quốc tế và chuẩn bị cho công việc trong môi trường kinh doanh toàn cầu. Ngoài ra, các chương trình đào tạo còn thường kết hợp các hoạt động thực tế như thực tập quốc tế để áp dụng kiến thức trong môi trường làm việc thực tế.

3. Những tố chất cần thiết với một sinh viên ngành Kinh tế quốc tế

Những tố chất cần thiết với một sinh viên ngành Kinh tế quốc tế

Kinh tế quốc tế một ngành học mở ra nhiều cơ hội cho sinh viên sau khi ra trường. Trong quá trình học tập và làm việc, chúng ta không chỉ cần chăm chỉ mà cần có rất nhiều tố chất để có thể phát triển ở ngành Kinh tế quốc tế. 

Nếu bạn đang phân vân chọn ngành hãy xem xét các tốt chất cần thiết để theo đuổi phát triển ngành:

  • Khả năng thu thập và xử lý thông tin: Sinh viên cần có khả năng nắm bắt thông tin từ nhiều nguồn và hiểu rõ về dữ liệu kinh tế. Kỹ năng phân tích và tư duy logic sẽ giúp bạn đưa ra nhận định chính xác về tình hình thị trường và kinh tế quốc tế.

  • Làm việc độc lập và chịu được áp lực: Kinh tế quốc tế đòi hỏi sự tự chủ và khả năng độc lập làm việc, đặc biệt là khi phải xử lý các dự án lớn hoặc thực hiện nghiên cứu độc lập.

  • Kiên trì và nhẫn nại: Những thách thức phức tạp và tình huống khó khăn là điều không thể thiếu trong quá trình học tập và làm việc. Khi sở hữu tố chất này bạn sẽ có được chìa khóa để giải quyết những khó khăn đó một các tốt nhất. 

  • Tự tin và năng động: Tố chất giúp bạn có được cuộc giao tiếp một cách hiệu quả, đặc biệt trong môi trường kinh doanh toàn cầu. 

  • Khả năng giao tiếp và đàm phán: Bạn sẽ dễ dàng truyền đạt ý kiến và thông tin một cách rõ ràng và dễ hiểu. Đây cũng là kỹ năng quan trọng khi tham gia vào các cuộc thương lượng quốc tế.

  • Khả năng ngoại ngữ: Bạn cần phải thành thạo trong ít nhất một ngôn ngữ ngoại ngữ để tương tác và làm việc tốt trong môi trường đa văn hóa.

  • Sáng tạo và quyết đoán: Sinh viên đưa ra những giải pháp mới cho các vấn đề kinh tế. Đồng thời, bạn sẽ có thể đưa ra các quyết định một cách mạnh mẽ.

Những tố chất này không chỉ hỗ trợ sinh viên trong quá trình học tập mà còn giúp họ trở thành những chuyên gia Kinh tế quốc tế xuất sắc tương lai. Người theo học chắc chắn sẽ không thể hiểu 100% tốt chất của bản thân có phù hợp với ngành hay không? Nếu bạn thực sự muốn theo đuổi ngành, hãy tìm hiểu và nỗ lực học tập, thay đổi để có sự phát triển nhất. 

4. Học kinh tế quốc tế ra trường làm gì?

Học kinh tế quốc tế ra trường làm gì

Vậy, sinh viên Kinh tế quốc tế làm gì sau tốt nghiệp? Hiện nay, sinh viên sau khi hoàn thành chương trình học có nhiều cơ hội nghề nghiệp trong các lĩnh vực liên quan đến quản lý kinh doanh toàn cầu, thương mại quốc tế, và đầu tư nước ngoài. 

Dưới đây là một số con đường sự nghiệp mà người tốt nghiệp ngành Kinh tế quốc tế có thể theo đuổi:

  • Nhân viên xuất nhập khẩu: Điều hành và quản lý các quá trình xuất nhập khẩu hàng hóa giữa các quốc gia. Xử lý các thủ tục hải quan và đảm bảo tuân thủ các quy tắc và luật lệ thương mại quốc tế.

  • Nhân viên hàng không, hàng hải: Quản lý vận chuyển hàng hóa và hàng không giữa các quốc gia. Điều phối các dịch vụ vận tải và giải quyết các vấn đề liên quan đến vận chuyển quốc tế.

  • Chuyên viên tư vấn chương trình đầu tư quốc tế: Tư vấn và hỗ trợ các tổ chức và nhà đầu tư trong việc thực hiện các chương trình đầu tư quốc tế. Đồng thời đánh giá rủi ro và cung cấp chiến lược đầu tư. 

  • Chuyên viên tài chính quốc tế: Thực hiện phân tích tài chính và dự báo trong ngữ cảnh quốc tế. Quản lý rủi ro tài chính và đề xuất chiến lược quản lý tài chính.

  • Chuyên gia Marketing quốc tế: Phát triển chiến lược marketing quốc tế để mở rộng thị trường và tăng doanh số bán hàng. Nắm bắt xu hướng thị trường quốc tế và tạo ra chiến lược quảng cáo phù hợp.

  • Chuyên gia cung ứng: Quản lý và tối ưu hóa chuỗi cung ứng toàn cầu. Điều phối với các đối tác cung ứng và giải quyết các vấn đề trong quá trình cung ứng.

  • Chuyên gia xúc tiến thương mại: Tham gia vào các hoạt động xúc tiến thương mại và xúc tiến xuất khẩu. Tổ chức sự kiện, triển lãm, và các chương trình quảng bá để tăng cường hình ảnh thương hiệu quốc tế.

Những vị trí này đều liên quan đến khả năng làm việc trong môi trường quốc tế và yêu cầu kiến thức sâu rộng về kinh tế quốc tế và thương mại.

5. Có nên theo học ngành Kinh tế quốc tế hay không?

Lựa chọn học và theo đuổi sự nghiệp ở ngành Kinh tế quốc tế sẽ mở ra rất nhiều cơ hội trong tương lai cho sinh viên. Tuy nhiên, Kinh tế quốc tế không phải là ngành học dành cho tất cả mọi người. Bạn muốn biết có nên theo học hay không phải nghiên cứu, đánh giá cụ thể về ưu nhược điểm của ngành và khả năng đáp ứng của bản thân. 

Ưu điểm của ngành Kinh tế quốc tế giúp con đường học tập của sinh viên trở nên thuận lợi hơn rất nhiều:

  • Hiện nay, Kinh tế quốc tế là ngành học được rất nhiều trường đại học uy tín, chất lượng hàng đầu đang đào tạo. Môi trường học tập được đầu tư lớn để giúp sinh viên học tập tốt nhất. 

  • Tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp ngành Kinh tế quốc tế có việc làm tốt rất cao, bởi ngành có nhiều cơ hội việc làm và dễ xin việc ở Việt Nam. Thị trường xuất khẩu, thương mại quốc tế có nhu cầu ngày càng cao, yêu cầu nguồn nhân sự lớn.

  • Sinh viên có cơ hội du học đến các nước phát triển, nâng cao chuyên môn. Đồng thời, công việc trong lĩnh vực Kinh tế quốc tế mang lại trải nghiệm đa dạng về văn hóa và thị trường.

Cùng với đó, người theo học ngành Kinh tế quốc tế phải đối mặt với khá nhiều thách thức:

  • Do là ngành học phổ biến, cạnh tranh trong thị trường là rất cao. Sinh viên cần có những kỹ năng đặc biệt để nổi bật và nỗ lực để nâng cấp bản thân mỗi ngày.

  • Người làm trong lĩnh vực Kinh tế quốc tế cần phải giỏi giao tiếp xã hội, đàm phán, hoặc di chuyển liên tục. Sinh viên cần phải xác định rõ ràng để không bị “sốc” khi đi làm. 

  • Môi trường kinh tế và thương mại quốc tế có thể biến động nhanh chóng, và điều này có thể ảnh hưởng đến cơ hội nghề nghiệp.

Trước khi đưa ra quyết định, bạn nên tự đặt ra câu hỏi về đam mê, mục tiêu nghề nghiệp, và kỹ năng cá nhân của mình. Tìm hiểu càng nhiều thông tin và thảo luận với người hướng dẫn nghề nghiệp có kinh nghiệm để đảm bảo quyết định của bạn được đưa ra dựa trên sự hiểu biết sâu sắc.

Ngành Kinh tế quốc tế có thể là một cơ hội để bạn phát triển sự nghiệp trong lĩnh vực Tài chính - Đầu tư. Nếu bạn đã xác định theo đuổi các nấc thang sự nghiệp này, hãy liên tục học tập và nâng cao kiến thức mỗi ngày. 

Khóa học CFA Online tại SAPP Academy sẽ rất giúp ích cho bạn trong xây dựng nền tảng kiến thức. Học viên được tư vấn chuyên sâu và toàn diện về lộ trình học, chương trình học. Chúng tôi sẽ dựa trên kết quả đánh giá năng lực đầu vào để xây dựng lộ trình học chuyên biệt cho từng học viên. Liên hệ ngay với SAPP Academy qua hotline  0889 66 22 76 để nâng tâm sự nghiệp Ngành Đầu tư - Tài Chính. 

>>> Xem thêm khóa học CFA Online tại SAPP Academy

cfaonline

TIN TỨC LIÊN QUAN

Hệ thống trung tâm

Cơ sở 1: Tầng 8, Tòa nhà Đức Đại, số 54 Lê Thanh Nghị, quận Hai Bà Trưng Hà Nội.

Cơ sở 2: Tầng 2A, Tòa 27A2, chung cư Green Stars, số 234 Phạm Văn Đồng, phường Cổ Nhuế 1, quận Bắc Từ Liêm.

Cơ sở 3: Lầu 1, số 2A Lương Hữu Khánh, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1

CFA Institute does not endorse, promote, or warrant the accuracy or quality of the products or services offered by SAPP Academy. CFA®, Chartered Financial Analyst®, CFA Society® are trademarks owned by CFA Institute.

Copyright © 2021 SAPP Academy.