26 Tháng 10, 2022
Chỉ số đòn bẩy tài chính thể hiện mối tương quan giữa vốn vay và vốn chủ sở hữu. Cùng tìm hiểu công thức tính đòn bẩy tài chính chi tiết dưới đây.
Đòn bẩy tài chính là một công cụ hữu ích hỗ trợ doanh nghiệp gia tăng doanh thu và lợi nhuận bằng cách đầu tư từ nguồn vốn đi vay. Cùng SAPP tìm hiểu đòn bẩy tài chính là gì và công thức tính đòn bẩy tài chính chuẩn nhất 2022.
Đòn bẩy tài chính (Financial Leverage) trong doanh nghiệp thể hiện mức độ mà doanh nghiệp sử dụng khoản vốn vay, nhằm giúp tăng thêm tỷ suất lợi nhuận của doanh nghiệp đó. Khoản vốn này được thể hiện trong bảng cân đối kế toán của công ty và thuộc nguồn vốn của công ty đó.
Việc tận dụng đòn bẩy ở mức độ cao giúp cho doanh nghiệp đạt được nhiều cơ hội để gia tăng tỷ suất lợi nhuận hơn. Tuy nhiên nếu tận dụng quá mức sẽ mang lại nhiều rủi ro tiềm ẩn cho chính doanh nghiệp. Tỷ trọng giữa vốn của chủ sở hữu so với nợ phải trả thấp thì mức độ đòn bẩy sẽ cao.
Ví dụ:
Cùng xem qua trường hợp A và B cùng mở cửa hàng kinh doanh quần áo, trong đó:
A có 30.000.000 VNĐ và A mua được 30 chiếc điện thoại với giá 1.000.000 VNĐ/chiếc. A không dùng đến đòn bẩy mà A đang dùng chính nguồn vốn của mình để thực hiện cho việc kinh doanh.
B đi vay 10.000.000 VNĐ để mua được 10 chiếc điện thoại cùng với mức giá 1.000.000 VNĐ/chiếc. Có thể thấy, B đã sở hữu 10 chiếc điện thoại với giá 10.000.000 VNĐ của mình bằng cách áp dụng đòn bẩy tài chính.
=> Xem Thêm: #Lợi Ích Khi Tham Gia Khóa Học CFA Online Tại SAPP Academy
Trong doanh nghiệp, đòn bẩy tài chính có ý nghĩa rất quan trọng bởi đây là công cụ giúp các doanh nghiệp trong việc thúc đẩy lợi nhuận thu được sau thuế từ vốn của chủ sở hữu. Cũng chính đòn bẩy là công cụ kìm hãm sự gia tăng lợi nhuận một cách đột biến.
Nhà đầu tư thông thái sẽ biết cách sử dụng công cụ đòn bẩy trong việc phân tích và đánh giá đầu tư để đạt được lợi nhuận mà họ mong muốn có được.
Là “lá chắn thuế” của doanh nghiệp. Bởi khoản vay cũng như phần tiền lãi cũng được tính vào chi phí của doanh nghiệp, đương nhiên nó sẽ được trừ vào phần thu nhập phải chịu thuế khi quyết toán. Lúc này, doanh nghiệp sẽ nộp ít thuế hơn đồng thời vẫn có thể tăng sinh lợi nhuận.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng có thể dựa vào công cụ đòn bẩy để duy trì hoạt động kinh doanh của mình. Cụ thể, doanh nghiệp có thể sử dụng nguồn vốn vay để bù đắp cho sự thiếu hụt vốn khi đang hoạt động, sử dụng đòn bẩy để có khả năng gia tăng tỷ suất lợi nhuận.
Các chuyên gia tài chính doanh nghiệp hiện nay ưa thích sử dụng đòn bẩy tài chính bởi những lý do sau:
Để duy trì hoạt động kinh doanh, nhiều doanh nghiệp thường sẽ sử dụng nợ vay, với mục đích là bù đắp sự thiếu hụt vốn và mong muốn gia tăng tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) hoặc thu nhập trên 1 cổ phần (EPS). Và thực tế cho thấy, nhiều nhà đầu tư thường sử dụng đòn bẩy tài chính để kinh doanh bất động sản thành công và thu về một khoản lợi nhuận tương đối khủng.
Đòn bẩy tài chính như một công cụ gia tăng lợi nhuận sau thuế từ vốn của chủ sở hữu và vừa là một công cụ kìm hãm sự gia tăng đó. Sự thành công hay thất bại đều nhờ vào sự khôn khéo của chủ đầu tư khi lựa chọn cơ cấu tài chính, khả năng gia tăng lợi nhuận cũng là điều mong ước của các chủ sở hữu, trong đó đòn bẩy tài chính là một trong những công cụ được các nhà quản lý ưa dùng.
Những doanh nghiệp còn dùng đòn bẩy tài chính như là “Lá chắn thuế”. Bởi khoản tiền lãi vay phải trả được coi là khoản chi phí hợp lý và được trừ vào thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp. Giúp số tiền thuế doanh nghiệp phải nộp ít đi và làm gia tăng lợi nhuận.
Doanh nghiệp hoặc các nhà đầu tư có thể dựa vào công thức sau để tính được:
DFL = (ΔEPS/EPS0) / (ΔEBIT/EBIT0). Trong đó:
EBIT: Lợi nhuận trước lãi và thuế vay
EPS: Lợi nhuận vốn của chủ sở hữu
Ngoài ra ta còn có công thức tính đòn bẩy tài chính sau khi có thêm khoản lãi vay phải trả (I): DFL = EBIT0/EBIT0 -I = Q x (p-v) - F/ Q x (p-v) - F - I. Trong đó:
F là chi phí cố định
v là chi phí biến đổi 1 sản phẩm
p là giá bán
Q là số lượng sản phẩm
I là lãi vay phải trả
Ví dụ: Doanh nghiệp X đang kinh doanh sản phẩm (sp) ABC với tổng số vốn là 150.000.000 VNĐ, bao gồm 70.000.000 VNĐ đi vay (lãi suất 15%/năm). Dự kiến trong năm 2022, doanh nghiệp X có khả năng tiêu thụ được 10.000 sp, giá mỗi sp là 25.000 VNĐ. Mỗi sp có chi phí biến đổi là 16.000 VNĐ, tổng chi phí kinh doanh cố định là 50.000.000 VNĐ. Hãy xác định mức độ ảnh hưởng của đòn bẩy tài chính đối với doanh nghiệp X nói trên.
Ta có:
I = 70.000.000 X 15% = 10.500.000 VNĐ
F = 50.000.000 VNĐ
v = 16.000 VNĐ
p = 25.000 VNĐ
Q = 10.000 sản phẩm
Tính được mức độ tác động của đòn bẩy tài chính lên doanh nghiệp X:
EBIT = 10.000 x (25.000 – 16.000) – 50.000.000 = 40.000.000 VNĐ
=> DFL tính ra được ~ 1.36
Vậy: Với mức lợi nhuận trước thuế và lãi vay EBIT = 40.000.000 VNĐ , khi doanh nghiệp X tăng hoặc giảm 1% số lợi nhuận này, thì tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu sẽ tăng hoặc giảm 1,36%.
Đòn bẩy tài chính đang được nhiều nhà đầu tư ứng dụng như “thuốc kích thích” nhằm mục đích gia tăng tỷ suất sinh lời trên tài sản cao hơn lãi suất cho vay nợ. Vậy nên các bạn hãy thật cẩn trọng trước khi sử dụng để đầu tư.
Liên hệ với SAPP qua Fanpage hoặc Website nếu cần bất cứ hỗ trợ nào nhé!
Fanpage: https://www.facebook.com/sapp.edu.vn